Bổ sung một số loài thực vật bậc cao vào danh mục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.85 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bước đầu nghiên cứu về thực vật bậc cao ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tác giả đã xác định được 106 loài, thuộc 42 họ, 2 ngành thực vật bậc cao và bổ sung 9 loài thực vật bậc cao vào Danh lục các loài thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm: Manglietia fordiana Oliv., 1891; Horsfieldia kingii (Hook. f) Warb., 1897; Cinnamomum durrfolium Kost. Sec Phamh., 1991; Illicium cambodianum Hance, 1876; Calophyllum dongnaiense Pierre, 1885; Garcinia handburyi Hook. f., 1875; Pterospermum mucronutum Tardieu, 1942; Phyllanthus evrardii Beille, 1927; Gluta wrayi King., 1896.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bổ sung một số loài thực vật bậc cao vào danh mục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 23 MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI BỔ SUNG MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO VÀO DANH LỤC THỰC VẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Nguyễn Thới Trung * 1. Mở đầu Khu hệ thực vật ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tính đa dạng sinh học cao, đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, điển hình là các công bố của Vườn Quốc gia Bạch Mã (2011) [2] có 2.373 loài thực vật; Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền (2001) [6] có 597 loài thực vật bậc cao; Khu Bảo tồn Sao La (2013) [10] có 816 loài thực vật bậc cao; Khu vực Hành Lang Xanh (2006) [3] có 896 loài thực vật bậc cao; Khu vực Sơn Chà - Hải Vân (2002, 2004) có 382 loài…. Gần đây, năm 2014, Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung [1] đã thống kê được ở Thừa Thiên Huế có 3.222 loài, 279 họ của 7 ngành thực vật bậc cao. Đến năm 2016, Bảo tàng tiếp tục điều tra khảo sát các loài bản địa lá rộng ở vùng rừng huyện A Lưới, bổ sung 8 loài thực vật bậc cao vào danh lục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế: Cơm nguội to-Ardisia maxima; Quế đinh hương-Cinnamomum caryophyllus; Bứa poilan-Garcinia poilanei; Dẻ cau-Lithocarpus areca; Mộc lan lông-Magnolia albosericea; Sến nhiều hoa-Madhuca floribunda; Sứ gỗ-Michelia gravis; Kim giao nagi-Nageia nagi [11]. Huyện A Lưới là nơi có địa hình bị chia cắt bởi dãy Trường Sơn gồm hai phần: phần phía đông Trường Sơn có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, các đỉnh cao như: Động Ngại 1.774m, đỉnh Cô Pung 1.615m, Re Lao 1.487m, Tam Voi 1.224m…; phần phía tây Trường Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 600m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300ha [15]. Sự chia cắt địa hình ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu ở phần phía đông và phía tây của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, Sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của Sông Hương). Các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi tạo nên điều kiện tự nhiên khác với các khu vực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo các nghiên cứu về tài nguyên thực vật cho thấy quá trình sinh trưởng, đặc điểm phân bố và sự biến động của thảm thực vật ở những địa bàn cụ thể luôn * Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung. 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 chịu sự chi phối của một số yếu tố tự nhiên, tạo nên sự đa dạng thực vật [14]. Vì vậy, năm 2017, chúng tôi tiếp tục điều tra khảo sát các loài cây bản địa lá rộng tại huyện A Lưới, kết quả đã xác định được được 106 loài, thuộc 42 họ, 2 ngành thực vật bậc cao, trong đó có 9 loài thực vật bậc cao chưa được ghi nhận sự có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo các tài liệu đã công bố. 2. Phương pháp nghiên cứu Các mẫu thu thập tại hiện trường được xử lý bằng cồn 70 độ, ép mẫu và sấy mẫu. Toàn bộ mẫu vật nghiên cứu được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung. Phương pháp kế thừa: từ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các loài thực vật, các tạp chí, sách chuyên khảo… đã được công bố. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: đo đếm 10 ô tiêu chuẩn (diện tích 20mx25m) cho toàn bộ cây gỗ có đường kính tiêu chuẩn (tại điểm cao thân 1,3m) lớn hơn 8cm (tương đương chu vi 25,12cm). Phương pháp phân loại bằng hình thái: dựa vào đặc điểm sinh học của cây (lá, thân, rễ, nhựa mủ, cơ quan sinh sản…) phân tích định loại. Phương pháp hình thái so sánh: sau khi phân loại bằng hình thái, chúng tôi so sánh đối chiếu với các tài liệu đã mô tả các loài như Cây cỏ Việt Nam [9], Danh lục các loài thực vật Việt Nam [13], Tài nguyên cây gỗ Việt Nam [12], Thực vật rừng [4], Hình thái và phân loại thực vật [5]. Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của chuyên gia về các loài thực vật đã được định loại. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2017 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao Trong quá trình điều tra điền dã tại huyện A Lưới, chúng tôi đã xác định được 106 loài thuộc 42 họ, 2 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Thông (Pinophyta) với 2 loài, thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) chiếm 1,89% và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 104 loài thuộc 41 họ, chiếm 98,11%. Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), họ Long não (Lauraceae) chiếm ưu thế với 11 loài; họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bứa (Clusiaceae) và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) mỗi họ có 6 loài; họ Sim (Myrtaceae) và họ Bồ hòn (Sapindaceae) mỗi họ có 5 loài; họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Trôm (Sterculiaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ 4 loài; các họ còn lại từ 1 đến 3 loài. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 25 Bảng 1: Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế STT TÊN KHOA HỌC TÊN PHỔ THÔNG I PINOPHYTA NGÀNH THÔNG (1) (2) (3) (1) Podocarpaceae Họ Kim giao 1 Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. Thông lông gà; Thông nàng; Bạch tùng 2 Nageia wallichiana (C. Presl) Kuntze Kim giao núi đất; Kim giao cuống phình II MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN (2) Magnoliaceae Họ Mộc lan 3 Manglietia conifera Dandy. Mỡ; “Vàng tâm” 4 Manglietia f ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bổ sung một số loài thực vật bậc cao vào danh mục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 23 MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI BỔ SUNG MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO VÀO DANH LỤC THỰC VẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Nguyễn Thới Trung * 1. Mở đầu Khu hệ thực vật ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tính đa dạng sinh học cao, đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, điển hình là các công bố của Vườn Quốc gia Bạch Mã (2011) [2] có 2.373 loài thực vật; Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền (2001) [6] có 597 loài thực vật bậc cao; Khu Bảo tồn Sao La (2013) [10] có 816 loài thực vật bậc cao; Khu vực Hành Lang Xanh (2006) [3] có 896 loài thực vật bậc cao; Khu vực Sơn Chà - Hải Vân (2002, 2004) có 382 loài…. Gần đây, năm 2014, Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung [1] đã thống kê được ở Thừa Thiên Huế có 3.222 loài, 279 họ của 7 ngành thực vật bậc cao. Đến năm 2016, Bảo tàng tiếp tục điều tra khảo sát các loài bản địa lá rộng ở vùng rừng huyện A Lưới, bổ sung 8 loài thực vật bậc cao vào danh lục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế: Cơm nguội to-Ardisia maxima; Quế đinh hương-Cinnamomum caryophyllus; Bứa poilan-Garcinia poilanei; Dẻ cau-Lithocarpus areca; Mộc lan lông-Magnolia albosericea; Sến nhiều hoa-Madhuca floribunda; Sứ gỗ-Michelia gravis; Kim giao nagi-Nageia nagi [11]. Huyện A Lưới là nơi có địa hình bị chia cắt bởi dãy Trường Sơn gồm hai phần: phần phía đông Trường Sơn có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, các đỉnh cao như: Động Ngại 1.774m, đỉnh Cô Pung 1.615m, Re Lao 1.487m, Tam Voi 1.224m…; phần phía tây Trường Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 600m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300ha [15]. Sự chia cắt địa hình ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu ở phần phía đông và phía tây của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, Sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của Sông Hương). Các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi tạo nên điều kiện tự nhiên khác với các khu vực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo các nghiên cứu về tài nguyên thực vật cho thấy quá trình sinh trưởng, đặc điểm phân bố và sự biến động của thảm thực vật ở những địa bàn cụ thể luôn * Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung. 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 chịu sự chi phối của một số yếu tố tự nhiên, tạo nên sự đa dạng thực vật [14]. Vì vậy, năm 2017, chúng tôi tiếp tục điều tra khảo sát các loài cây bản địa lá rộng tại huyện A Lưới, kết quả đã xác định được được 106 loài, thuộc 42 họ, 2 ngành thực vật bậc cao, trong đó có 9 loài thực vật bậc cao chưa được ghi nhận sự có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo các tài liệu đã công bố. 2. Phương pháp nghiên cứu Các mẫu thu thập tại hiện trường được xử lý bằng cồn 70 độ, ép mẫu và sấy mẫu. Toàn bộ mẫu vật nghiên cứu được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung. Phương pháp kế thừa: từ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các loài thực vật, các tạp chí, sách chuyên khảo… đã được công bố. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: đo đếm 10 ô tiêu chuẩn (diện tích 20mx25m) cho toàn bộ cây gỗ có đường kính tiêu chuẩn (tại điểm cao thân 1,3m) lớn hơn 8cm (tương đương chu vi 25,12cm). Phương pháp phân loại bằng hình thái: dựa vào đặc điểm sinh học của cây (lá, thân, rễ, nhựa mủ, cơ quan sinh sản…) phân tích định loại. Phương pháp hình thái so sánh: sau khi phân loại bằng hình thái, chúng tôi so sánh đối chiếu với các tài liệu đã mô tả các loài như Cây cỏ Việt Nam [9], Danh lục các loài thực vật Việt Nam [13], Tài nguyên cây gỗ Việt Nam [12], Thực vật rừng [4], Hình thái và phân loại thực vật [5]. Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của chuyên gia về các loài thực vật đã được định loại. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2017 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao Trong quá trình điều tra điền dã tại huyện A Lưới, chúng tôi đã xác định được 106 loài thuộc 42 họ, 2 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Thông (Pinophyta) với 2 loài, thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) chiếm 1,89% và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 104 loài thuộc 41 họ, chiếm 98,11%. Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), họ Long não (Lauraceae) chiếm ưu thế với 11 loài; họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bứa (Clusiaceae) và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) mỗi họ có 6 loài; họ Sim (Myrtaceae) và họ Bồ hòn (Sapindaceae) mỗi họ có 5 loài; họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Trôm (Sterculiaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ 4 loài; các họ còn lại từ 1 đến 3 loài. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 25 Bảng 1: Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế STT TÊN KHOA HỌC TÊN PHỔ THÔNG I PINOPHYTA NGÀNH THÔNG (1) (2) (3) (1) Podocarpaceae Họ Kim giao 1 Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. Thông lông gà; Thông nàng; Bạch tùng 2 Nageia wallichiana (C. Presl) Kuntze Kim giao núi đất; Kim giao cuống phình II MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN (2) Magnoliaceae Họ Mộc lan 3 Manglietia conifera Dandy. Mỡ; “Vàng tâm” 4 Manglietia f ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Khu hệ thực vật Thực vật bậc cao Danh mục thực vật Manglietia fordiana Oliv. Horsfieldia kingiiTài liệu có liên quan:
-
Một trăm năm cải lương là năm nào
8 trang 47 2 0 -
13 trang 42 0 0
-
Thư tịch Hán Nôm về Đinh Tiên Hoàng và nhà Đinh
10 trang 38 0 0 -
Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại
7 trang 34 0 0 -
Tiếp biến văn hóa Công giáo nhìn từ góc độ âm nhạc nhà thờ
9 trang 33 0 0 -
Xây dựng cơ sở dữ liệu các bài bản âm nhạc cung đình Huế
13 trang 30 0 0 -
Nhạc cụ truyền thống giữa biên giới văn hóa và biên độ dân tộc
7 trang 30 0 0 -
31 trang 28 0 0
-
Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới
11 trang 28 0 0 -
Giáo trình Thực vật học: Phần 2
174 trang 27 0 0