Danh mục

BỨC CHÂN DUNG NGUYÊN SOÁI

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.99 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chân dung nguyên soái Zhukov Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức (09/5/1945 - 09/5/2010) BBT Tạp chí Mỹ thuật gửi tới bạn đọc bài viết về bức tranh vẽ Nguyên soái huyền thoại G.K.Zhukov. Tác phẩm này được vẽ bởi nhóm Kukrynikcy nổi tiếng. Xin mời bạn đọc theo dõi..Kukrynikcy là bút danh ghép từ ba âm tiết đầu của tên họ ba hoạ sĩ Xô viết nổi tiếng Kuprianov M.V (sinh năm 1903) Krylov P.N (sinh năm 1902) và Sokolov N. (sinh năm 1903)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỨC CHÂN DUNG NGUYÊN SOÁI BỨC CHÂN DUNG NGUYÊN SOÁIChân dung nguyên soáiZhukov Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng phátxít Đức (09/5/1945 - 09/5/2010) BBT Tạp chí Mỹ thuật gửi tới bạn đọcbài viết về bức tranh vẽ Nguyên soái huyền thoại G.K.Zhukov. Tácphẩm này được vẽ bởi nhóm Kukrynikcy nổi tiếng. Xin mời bạn đọctheo dõi.Kukrynikcy là bút danh ghép từ ba âm tiết đầu của tên họ ba hoạ sĩ Xôviết nổi tiếng Kuprianov M.V (sinh năm 1903) Krylov P.N (sinh năm1902) và Sokolov N. (sinh năm 1903). Nhóm hoạ sĩ này cùng chunglưng đấu cật làm việc với nhau từ năm 1924, đầu tiên với tư cách lànhững họa sĩ vẽ tranh châm biếm, sau đó vẽ tranh minh họa cho các tácphẩm văn học. Ba ông đã có những họa phẩm nổi tiếng về đề tài chiếntranh vệ quốc như Tanya (1942 - 1947) Tận số (1947 - 1948) Kết tội(1967). Cả ba đều được phong danh hiệu Họa sĩ nhân dân, Giải thưởngLênin (1965)Chiến thắng! Ngay từ khi ở Mátxcơva, nhóm họa sĩ bộ ba chúng tôi -Kukrynikcy - đã nảy ra ý định vẽ một bức tranh tái hiện lại giây phútký văn bản đầu hàng của nước Đức Hitler. Sau khi biết tin về vụ tự sátcủa Hitler và Eva- Braun trong boong-ke dưới mặt đất ở Berlin, chúngtôi đã quyết định vẽ thêm một bức tranh nữa mang tên Tận số nói vềnhững ngày cuối cùng của tên trùm phát xít trong hầm ngầm. Muốn vẽđược hai bức tranh đó, chúng tôi cần phải gặp nguyên soái G.K.Zhukovvà đến tận boong -ke của Hitler. Các cơ quan văn hóa và quân sự cóliên quan đến chuyện này đã đáp ứng nguyện vọng của chúng tôi.Chúng tôi đã nhận được giấy công lệnh và ba bộ quân phục hàm đại táđể bay sang Berlin. Thực ra chúng tôi mới ở cấp “thiếu tá hành chính”do đó bộ quân phục “đại tá” khiến chúng tôi đâm lúng túng. Nhưngchúng tôi đã được thông báo: “Cần phải thế. Nếu mang quân hàm thấphơn cấp ấy thì “ở đó” các đồng chí sẽ gặp nhiều khó khăn. Và chúng tôicũng sẽ yên tâm hơn về các đồng chí!” Sau này chúng tôi thấy quả lànhư vậy.Chúng tôi mang theo đồ nghề - giấy bút, màu vẽ và thêm một chiếcmáy ảnh để phòng xa rồi lên máy bay bay sang Berlin.Và thế là chúng tôi đã ở Berlin. Đón chúng tôi trên xe là phóng viên tờSự thật I.Dô lin. Dọc đường chúng tôi cho Dôlin biết là ở Berlin chúngtôi muốn gặp ai, xem cái gì và nhằm mục đích gì. Dôlin hứa sẽ giúp đỡ.Những phố xá bị tàn phá thấp thoáng hiện ra sau cửa kính xe hơi.Đây là tòa nhà Quốc hội Reichtadt, nói đúng hơn là cái khung nhà cháyxém xám xịt. Các chiến sĩ của chúng ta để lại chữ ký của mình trênnhững mảnh tường còn lại: “ở đây đã có mặt...” Tiếp đó là rất nhiều tênhọ của những đơn vị bộ đội. Chúng tôi đã tìm thấy văn phòng quốctrưởng Hitler. Căn nhà không còn một góc nào nguyên vẹn mà chỉ thấyngổn ngang những mảng tường nham nhở, những đại sảnh, nhữngphòng làm việc thênh thang bị phá hủy nặng nề. Tất cả chỉ còn lànhững đống đổ nát tan hoang. Chúng tôi vấp phải một đống lớn đen xìxì. Đó là những huân chương chữ thập bằng sắt trông giống như một tổkiến khổng lồ.Phải vất vả lắm chúng tôi mới chui xuống được tầng thứ tư dưới mặtđất để vào boong-ke của chính Hitler. Căn hầm này không lấy gì làmlớn, sơn màu xám, có tấm cửa rất dày và ổ khoá đặc biệt. Những mảnhđồ gỗ nằm ngổn ngang, giấy tờ ướt sũng vứt tung tóe. Không gì có thểbảo vệ được cái “tổ quỷ” đó - cả chiều sâu của boong-ke lẫn bề dày củatấm cửa. Tôi ký họa tấm cửa, Krylov vẽ phác thảo boong-ke, vàKuprianov vẽ gian tiếp tân rộng lớn của văn phòng. Tôi cũng ghi lại cáihình thù bị phá huỷ của tòa nhà từ phía ngoài đường phố. Những gì đãnhìn thấy càng thôi thúc chúng tôi vẽ bức tranh về ngày tận số củaHitler.Nhưng chuyện phức tạp nhất và cần thiết nhất là gặp gỡ với nguyênsoái G.K Zhukov. Trước đó chúng tôi đã làm quen với các vị tướngV.I.Chuikov và M.E. Katucov là những người rất nhiệt tình ủng hộchúng tôi. Những bộ lễ phục đính nhiều huân chương do Tổ quốc ta vànước ngoài trao tặng, những ngôi sao anh hùng của các vị đó trông rấtoai nghi và đáng nể, nhất là đặt bên cạnh ba chiếc áo cổ đứng củachúng tôi mà hồi đó chưa hề được gắn một tấm huân chương nào.Và cái ngày lịch sử diễn ra cuộc gặp gỡ giữa bốn vị thống soái của cácnước chiến thắng - G.K. Zhukov của Liên Xô, Eisenhower của Mỹ,Mongomeri của Anh và Delatrede Tasigni của Pháp - đã đến.Trong phiên họp chung giữa họ ở Berlin hay nói đúng hơn, ở ngoại ôthành phố, tất cả bốn người sẽ phải ký hiệp ước về sự phân chia nướcĐức bại trận, phân chia lãnh thổ của nó ra làm bốn phần nằm dưới sựbảo trợ của mỗi một nước trong số tứ cường chiến thắng.Eisenhower ngồi đối diện với Zhukov. Vóc dáng cao kều với cái đầunhỏ thó nằm trên cái cổ dài ngoằng và với khuôn mặt tôi thấy giốngnhư “một chú bé lớn tuổi”, ông ta đặt ngón tay trỏ lên môi và chăm chúngắm nghía Zhukov. Còn nguyên soái Zhukov thì chẳng để ý tới ai,ông đeo kính rồi bình thản đọc một tờ giấy nào đó và lắng nghe báo cáocủa viên sĩ quan phụ tá vừa đến chỗ ông. Cả bốn người đều bận quânphục đại lễ. Zhukov mặc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: