Bài viết Bước đầu đánh giá biến động diện tích và suy thoái các hệ sinh thái tại Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận trình bày diễn thế sinh thái tại đầm Nại đã được nghiên cứu định lượng bằng phương pháp xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh trong các giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2014 và phân tích đồng vị phóng xạ 210Pb, 226Ra, mô hình tính tuổi CRS trong cột khoan trầm tích,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá biến động diện tích và suy thoái các hệ sinh thái tại Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận
J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 7: 1109-1118
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 7: 1109-1118
www.vnua.edu.vn
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH VÀ SUY THOÁI
CÁC HỆ SINH THÁI TẠI ĐẦM NẠI, TỈNH NINH THUẬN
Nguyễn Văn Quân1*, Nguyễn Đắc Vệ1, Đặng Hoài Nhơn1
Chu Thế Cường1, Nguyễn Thu Huyền2
1
Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Email*: quannv@imer.ac.vn
Ngày gửi bài: 12.04.2015
Ngày chấp nhận: 20.10.2015
TÓM TẮT
Diễn thế sinh thái tại đầm Nại đã được nghiên cứu định lượng bằng phương pháp xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh
210
226
trong các giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2014 và phân tích đồng vị phóng xạ Pb, Ra, mô hình tính tuổi CRS
trong cột khoan trầm tích. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, đầm Nại đã có sự biến động rõ rệt về diện tích các hệ
sinh thái, đặc biệt là sự suy giảm của hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và sự tăng nhanh diện tích đầm nuôi
thủy sản, ruộng muối và khu dân cư. Cùng với sự thay đổi trên là sự nông hóa đáy đầm với tốc độ lắng đọng trầm
tích cao hơn so với các đầm phá khác tại miền Trung. Sự nông hóa mạnh này vừa là hậu quả của sự chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, đồng thời là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học và nguồn lợi trong
đầm Nại.
Từ khóa: Diễn thế sinh thái, biến động, lắng đọng trầm tích, đầm Nại.
Preliminary Evaluation of Area Change and Degradation of Ecosystems
in Nai Lagoon in Ninh Thuan Province
ABSTRACT
The degradation process in Nai lagoon was studied by analyses of the satellite images during 1975 to 2014
210
226
period and radioactive isotopes of Pb and Ra and the use of CRS model. Our results showed that, there was a
dramatical decrease in areas of mangrove ecosystem and wetland ecosystem and increase in areas for aquaculture,
saltmaking pans and settlement. Along with these changes there was a strong sedimentation of the lagoon, the rate
being higher than that of other lagoons in the central region. This great sedimentation is a consequence of the land
use transformation and this is one of the causes of degradation in biodiversity and natural resources in Nai lagoon.
Keywords: Ecosystem, degradation, sedimentation, Nai lagoon.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đầm Nại là đầm phá kiểu nhiệt đới khô hạn
ven biển điển hình, nằm ở phía đông của thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm, thuộc địa phận
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Đây là một
trong 12 đầm phá tiêu biểu tại Việt Nam, diện
tích lòng đầm gần 700ha và có một con lạch dài
khoảng 2km, rộng 150 - 300m nối cửa đầm với
vịnh Phan Rang (Bùi Lai và cs., 1998). Theo
thống kê từ những nghiên cứu trước đây, đầm
Nại đã từng có tài nguyên sinh vật tương đối
phong phú, gồm 150 loài thực vật nổi, 22 loài
động vật nổi, 40 loài rong biển, 61 loài động vật
đáy và 42 loài cá biển. Đặc biệt vào những năm
80, diện tích rừng ngập mặn xung quanh đầm
tăng đến 300ha, gồm nhiều loài cây ngập mặn
điển hình như: Đước Vòi, Đưng (Đước Bộp),
Mắm Biển, Mắm Trắng, Mắm Quăn (Bùi Lai và
cs., 1998). Bên cạnh đó, hệ sinh thái Đầm Nại
còn là nơi sinh sống của hơn 4.000 hộ/30.000
nhân khẩu của các xã Phương Hải, Tri Hải, Tân
1109
Bước đầu đánh giá biến động diện tích và suy thoái các hệ sinh thái tại Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận
Hải, Hộ Hải và thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh
Hải (Schmidt et al., 2007). Có thể nói, hệ sinh
thái Đầm Nại cùng với nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có của nó chiếm một vị trí quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Ninh Hải và của tỉnh Ninh Thuận.
phương án phục hồi các hệ sinh thái và tài
nguyên sinh vật cho đầm Nại.
Tuy nhiên, từ những năm 90 của thế kỷ
trước đến gần đây, các khu dân cư, ngành nghề
kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên
của đầm không ngừng phát triển; các hoạt
động dịch vụ, khai thác thủy sản, sản xuất
muối, nuôi trồng thủy sản… có giai đoạn gặp
điều kiện thuận lợi đã phát triển tự phát một
cách quá nhanh, phá vỡ quy hoạch phát triển
chung của huyện cũng như của các ngành,
thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về bảo vệ môi
trường dẫn đến tình trạng hệ sinh thái của
đầm Nại bị mất cân bằng, suy thoái nghiêm
trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính được
đánh giá gây ra sự suy thoái các hệ sinh thái
này là: 1) Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy
sản không theo quy hoạch, chưa xử lý triệt để
nước thải là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ sinh thái và làm suy yếu
chức năng của đầm; 2) Nước thải từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp và sản xuất muối chứa
nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón, độ muối cao; 3) Rác thải từ các hoạt động
dân sinh, công nghiệp, dịch vụ của hàng vạn cư
dân sống quanh đầm làm mất cân bằng sinh
hóa môi trường nước của đầm; 4) Hoạt động
chặt phá, khai thác, lấn chiếm trái phép rừng
ngập mặn để nuôi tôm và làm muối làm mất
nơi cư trú của nhiều loài động vật trê ...
Bước đầu đánh giá biến động diện tích và suy thoái các hệ sinh thái tại Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.72 MB
Lượt xem: 50
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này: