Bước đầu xây dựng bộ mẫu các loài thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 641.67 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để bổ sung cơ sở dữ liệu thực vật, trong đó có bộ mẫu vật phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng KBTTN Sông Thanh, nghiên cứu này trình bày kết quả điều tra thành phần loài, phân bố và tạo lập bộ mẫu vật thực vật đặc trưng cho các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu xây dựng bộ mẫu các loài thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam Nghiên cứu khoa học công nghệ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG BỘ MẪU CÁC LOÀI THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM PHẠM MAI PHƯƠNG (1), VŨ ĐÌNH DUY (1), NGUYỄN VŨ ANH (1), PHAN KẾ LỘC (2), ĐẶNG NGỌC HUYỀN (1), LÊ XUÂN ĐẮC (1), NGUYỄN ĐĂNG HỘI (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTN) Sông Thanh thuộc địa bàn huyện Nam Giang và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với nước CHDCND Lào ở phía Tây. Khu vực có tọa độ địa lý từ 15o12’ đến 15o41’ vĩ Bắc và 107o20’ đến 107o46’ kinh Đông. Khu Bảo tồn có diện tích rộng với 93249 ha thuộc vùng lõi và 108398 ha thuộc vùng đệm. Vùng lõi được chia thành hai khu vực: khu bảo vệ nghiêm ngặt 75373 ha và khu phục hồi sinh thái 17512 ha. Địa hình KBTTN Sông Thanh có sự phân hóa khá phức tạp, là khu chuyển tiếp của miền Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Nơi đây có các các dãy núi theo phương Bắc - Nam với các đỉnh như La De (1347 m), La Pre (1402 m) và xa về phía Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598 m) [1]. Khí hậu của khu vực có tính nhiệt đới khá điển hình, nhiệt độ trung bình năm 25oC. Chế độ mưa và ẩm trong khu vực được quyết định bởi chế độ gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa bắt đầu muộn hơn miền Trường Sơn Bắc, bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 1 năm sau. KBTTN Sông Thanh bao gồm các hệ sinh thái núi thấp và núi trung bình xen kẽ với những hệ sinh thái núi đá vôi, tạo nên những giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Rừng ở khu vực Sông Thanh đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn. Đến nay, KBTTN Sông Thanh đã có một số nghiên cứu điều tra cơ bản, trong đó có nghiên cứu về thực vật [1, 2], song nhìn chung, các công trình chủ yếu tập trung khảo sát, ghi nhận thành phần loài, chưa xây dựng bộ tiêu bản cũng như cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật của KBTTN. Với sự đa dạng, phân hóa không gian, địa hình và khí hậu đã tạo nên cho KBTTN Sông Thanh tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Sông Thanh được biết đến với nhiều loại thực vật rừng quý hiếm như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Kim giao (Nageya fleuryi), Thông nàng; Động vật có Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà vá chân nâu (Pygathix nemaues), Chà vá chân xám (Pygathix cinerea), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) [1, 2]. Để bổ sung cơ sở dữ liệu thực vật, trong đó có bộ mẫu vật phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng KBTTN Sông Thanh, nghiên cứu này trình bày kết quả điều tra thành phần loài, phân bố và tạo lập bộ mẫu vật thực vật đặc trưng cho các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu. Nhiệm vụ này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài thuộc Ủy ban phối hợp - Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga: “Nghiên cứu tổ chức cấu trúc- chức năng của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới phục vụ bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững”. Mã số đề tài: E 1.2. 48 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm khảo sát - Đối tượng: Các loài thực vật bậc cao có mạch KBTTN Sông Thanh. - Thời gian, đại điểm: Trong thời gian từ 20 tháng 4 đến 11 tháng 5 năm 2019, các cuộc khảo sát được thực hiện tại vùng lõi và vùng đệm của KBTTN Sông Thanh trên địa bàn xã La Dee, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (hình 1). Thiết kế 10 tuyến khảo sát trên sườn núi theo các đường mòn trong Khu bảo tồn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra theo tuyến: Thực hiện theo các phương pháp khảo sát thực địa và thu thập mẫu vật trên các tuyến khảo sát. Chọn các tuyến khảo sát điển hình, dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng với chỉ dẫn của người dân địa phương. - Phương pháp thu mẫu: Mỗi loài thực vật được thu thập 2-3 mẫu có các đầy đủ các bộ phận lá, hoa, quả (nếu có). Mẫu được mã hóa bằng số thứ tự từ thấp đến cao theo từng loài và tiến hành xử lý mẫu theo quy tắc làm mẫu thực vật. Mẫu thực vật thu hái trên hiện trường được xác định nhanh tên thường gọi, tên địa phương và tên khoa học để làm cơ sở cho việc giám định nội nghiệp Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu - Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp: Mẫu thực vật được thu thập, xử lý, phân tích, xác định tên khoa học và sắp xếp theo bậc phân loại ngành, lớp, họ, chi, loài theo hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hộ [3], Wu và Peter [4]; Aubreville và Morat [5] và Armen Takhtajan [6]. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo GS.TS. Phan Kế Lộc - Phương pháp đánh giá: Đánh giá các loài có nguy cơ bị đe doạ theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [7], IUCN (2019) và Nghị định 32/2006 NĐ-CP [8]; Đánh giá về khả năng sử dụng các loài làm cây dược liệu của Võ Văn Chi [9]. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 49 Nghiên cứu khoa học công nghệ (A) (B) Hình 2. Hình ảnh mẫu vật: A- hình ảnh mẫu vật ngay sau khu thu mẫu; B- hình ảnh tiêu bản sau khi hoàn thiện 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Các mẫu tiêu bản thực vật có số hiệu đầy đủ và thông tin liên quan (hình 2) được lưu trữ tại Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Các mẫu được xác định sơ bộ tên đến chi hoặc loài ngoài thực địa; được GS.TS. Phan Kế Lộc thẩm định danh pháp khoa học và tên tiếng Việt. Các thông tin về tên khoa học mới nhất, tên đồng nghĩa, tên tác giả, công dụng, mức độ bảo tồn được tham khảo, cập nhật theo các tài liệu chuyên ngành. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó [10]. Bằng cách tính số lượng loài trong một họ, chúng tôi tìm ra được các họ có nhiều loài nhất tron ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu xây dựng bộ mẫu các loài thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam Nghiên cứu khoa học công nghệ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG BỘ MẪU CÁC LOÀI THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM PHẠM MAI PHƯƠNG (1), VŨ ĐÌNH DUY (1), NGUYỄN VŨ ANH (1), PHAN KẾ LỘC (2), ĐẶNG NGỌC HUYỀN (1), LÊ XUÂN ĐẮC (1), NGUYỄN ĐĂNG HỘI (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTN) Sông Thanh thuộc địa bàn huyện Nam Giang và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với nước CHDCND Lào ở phía Tây. Khu vực có tọa độ địa lý từ 15o12’ đến 15o41’ vĩ Bắc và 107o20’ đến 107o46’ kinh Đông. Khu Bảo tồn có diện tích rộng với 93249 ha thuộc vùng lõi và 108398 ha thuộc vùng đệm. Vùng lõi được chia thành hai khu vực: khu bảo vệ nghiêm ngặt 75373 ha và khu phục hồi sinh thái 17512 ha. Địa hình KBTTN Sông Thanh có sự phân hóa khá phức tạp, là khu chuyển tiếp của miền Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Nơi đây có các các dãy núi theo phương Bắc - Nam với các đỉnh như La De (1347 m), La Pre (1402 m) và xa về phía Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598 m) [1]. Khí hậu của khu vực có tính nhiệt đới khá điển hình, nhiệt độ trung bình năm 25oC. Chế độ mưa và ẩm trong khu vực được quyết định bởi chế độ gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa bắt đầu muộn hơn miền Trường Sơn Bắc, bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 1 năm sau. KBTTN Sông Thanh bao gồm các hệ sinh thái núi thấp và núi trung bình xen kẽ với những hệ sinh thái núi đá vôi, tạo nên những giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Rừng ở khu vực Sông Thanh đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn. Đến nay, KBTTN Sông Thanh đã có một số nghiên cứu điều tra cơ bản, trong đó có nghiên cứu về thực vật [1, 2], song nhìn chung, các công trình chủ yếu tập trung khảo sát, ghi nhận thành phần loài, chưa xây dựng bộ tiêu bản cũng như cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật của KBTTN. Với sự đa dạng, phân hóa không gian, địa hình và khí hậu đã tạo nên cho KBTTN Sông Thanh tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Sông Thanh được biết đến với nhiều loại thực vật rừng quý hiếm như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Kim giao (Nageya fleuryi), Thông nàng; Động vật có Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà vá chân nâu (Pygathix nemaues), Chà vá chân xám (Pygathix cinerea), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) [1, 2]. Để bổ sung cơ sở dữ liệu thực vật, trong đó có bộ mẫu vật phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng KBTTN Sông Thanh, nghiên cứu này trình bày kết quả điều tra thành phần loài, phân bố và tạo lập bộ mẫu vật thực vật đặc trưng cho các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu. Nhiệm vụ này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài thuộc Ủy ban phối hợp - Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga: “Nghiên cứu tổ chức cấu trúc- chức năng của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới phục vụ bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững”. Mã số đề tài: E 1.2. 48 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm khảo sát - Đối tượng: Các loài thực vật bậc cao có mạch KBTTN Sông Thanh. - Thời gian, đại điểm: Trong thời gian từ 20 tháng 4 đến 11 tháng 5 năm 2019, các cuộc khảo sát được thực hiện tại vùng lõi và vùng đệm của KBTTN Sông Thanh trên địa bàn xã La Dee, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (hình 1). Thiết kế 10 tuyến khảo sát trên sườn núi theo các đường mòn trong Khu bảo tồn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra theo tuyến: Thực hiện theo các phương pháp khảo sát thực địa và thu thập mẫu vật trên các tuyến khảo sát. Chọn các tuyến khảo sát điển hình, dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng với chỉ dẫn của người dân địa phương. - Phương pháp thu mẫu: Mỗi loài thực vật được thu thập 2-3 mẫu có các đầy đủ các bộ phận lá, hoa, quả (nếu có). Mẫu được mã hóa bằng số thứ tự từ thấp đến cao theo từng loài và tiến hành xử lý mẫu theo quy tắc làm mẫu thực vật. Mẫu thực vật thu hái trên hiện trường được xác định nhanh tên thường gọi, tên địa phương và tên khoa học để làm cơ sở cho việc giám định nội nghiệp Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu - Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp: Mẫu thực vật được thu thập, xử lý, phân tích, xác định tên khoa học và sắp xếp theo bậc phân loại ngành, lớp, họ, chi, loài theo hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hộ [3], Wu và Peter [4]; Aubreville và Morat [5] và Armen Takhtajan [6]. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo GS.TS. Phan Kế Lộc - Phương pháp đánh giá: Đánh giá các loài có nguy cơ bị đe doạ theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [7], IUCN (2019) và Nghị định 32/2006 NĐ-CP [8]; Đánh giá về khả năng sử dụng các loài làm cây dược liệu của Võ Văn Chi [9]. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 49 Nghiên cứu khoa học công nghệ (A) (B) Hình 2. Hình ảnh mẫu vật: A- hình ảnh mẫu vật ngay sau khu thu mẫu; B- hình ảnh tiêu bản sau khi hoàn thiện 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Các mẫu tiêu bản thực vật có số hiệu đầy đủ và thông tin liên quan (hình 2) được lưu trữ tại Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Các mẫu được xác định sơ bộ tên đến chi hoặc loài ngoài thực địa; được GS.TS. Phan Kế Lộc thẩm định danh pháp khoa học và tên tiếng Việt. Các thông tin về tên khoa học mới nhất, tên đồng nghĩa, tên tác giả, công dụng, mức độ bảo tồn được tham khảo, cập nhật theo các tài liệu chuyên ngành. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó [10]. Bằng cách tính số lượng loài trong một họ, chúng tôi tìm ra được các họ có nhiều loài nhất tron ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Kiểu thảm thực vật Phân loài thực vật bậc cao Quản lý thực vật rừngTài liệu có liên quan:
-
12 trang 199 0 0
-
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 58 0 0 -
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 43 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
10 trang 36 0 0
-
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đa dạng thành phần loài lưỡng cư - bò sát ở núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
10 trang 35 0 0