Danh mục tài liệu

Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (Từ giữa thế kỉ XV – Cuối thế kỉ XIX)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.43 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dưới đây mong muốn phác thảo được bức tranh chung và những diễn biến chính của hoạt động buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, một trong ba cạnh của nền “thương mại tam giác” Đại Tây Dương trong thời gian từ giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (Từ giữa thế kỉ XV – Cuối thế kỉ XIX) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 109-116 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BUÔN BÁN NÔ LỆ XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG (TỪ GIỮA THẾ KỈ XV – CUỐI THẾ KỈ XIX) Phạm Thị Thanh Huyền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ đã có từ thời cổ đại trong lịch sử thế giới, tuy nhiên không ở đâu và ở thời kì nào, việc buôn bán nô lệ lại được tổ chức có hệ thống với quy mô và cường độ lớn như buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương từ giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX. Sự hình thành, phát triển và suy yếu đi của tuyến đường buôn bán nô lệ sầm uất nhất trong lịch sử nhân loại này gắn liền với sự thăng trầm của các đế quốc thực dân châu Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Pháp. . . Bài viết dưới đây mong muốn phác thảo được bức tranh chung và những diễn biến chính của hoạt động buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, một trong ba cạnh của nền “thương mại tam giác” Đại Tây Dương trong thời gian từ giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX. Từ khóa: Buôn bán nô lệ, Đại Tây Dương.1. Mở đầu Khi nói đến “buôn bán nô lệ châu Phi”, người ta thường có những liên tưởng logic đến chủnghĩa thực dân, sự bành trướng lãnh thổ, khai thác thuộc địa. . . Nhà sử học John Thornton đã nhậnxét: “Một số yếu tố kĩ thuật và địa lí kết hợp đã làm cho người châu Âu trở thành những người cókhả năng nhất để khám phá Đại Tây Dương và phát triển thương mại của họ” [14;24]. Đây là cơhội mới cho sự mở rộng nền thương mại của người châu Âu ra bên ngoài, cũng như mong muốntạo ra một mạng lưới thương mại mới thay thế cho mạng lưới cũ vốn đang bị kiểm soát bởi đế quốcHồi giáo Trung Đông. Trong khoảng thời gian từ năm 1600 đến năm 1800, có khoảng 300.000thủy thủ đã tham gia vào việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương [3;127]. Khi những thủy thủ - đồngthời là những thương nhân này tiếp xúc với các thể chế xã hội mà trước đó họ chưa từng gặp dọctheo bờ biển phía Tây châu Phi và châu Mỹ, đánh dấu sự kết thúc tình trạng cô lập của một số xãhội và làm gia tăng sự tiếp xúc của các xã hội này đối với những xã hội khác. Cũng cần phải nói thêm rằng, tuyến đường buôn bán xuyên qua Đại Tây Dương cũng khôngphải là tuyến đường duy nhất mà các thương nhân đã tiến hành buôn bán nô lệ. Nhưng đó là tuyếnđường chủ yếu nhất, sầm uất nhất. Như Elikia M’bokolo đã viết: “Các lục địa châu Phi đã bị chảymáu nguồn nhân lực của mình thông qua tất cả các tuyến đường có thể, dọc theo sa mạc Sahara,qua Biển Đỏ, qua các cảng Ấn Độ Dương và vượt Đại Tây Dương. Ít nhất 10 thế kỉ của chế độ nôlệ (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIX). . . khoảng 4.000.000 nô lệ được xuất khẩu thông qua vùng BiểnNgày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.Liên lạc Phạm Thị Thanh Huyền, e-mail: thanhhuyensp.08@gmail.com 109 Phạm Thị Thanh HuyềnĐỏ, 4.000.000 nô lệ qua các cảng Ấn Độ Dương, có lẽ tới 9.000.000 dọc qua sa mạc Sahara và11.000.000 – 12.000.000 nô lệ được buôn bán trên Đại Tây Dương” [4;125]2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thời kì đầu của buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (giữa thế kỉ XV – cuối XVI) Mặc dù được bắt đầu từ giữa thế kỉ XV, kèm ngay sau những phát kiến địa lí, nhưng buônbán nô lệ xuyên Đại Tây Dương chỉ thực sự trở thành hệ thống từ đầu thế kỉ XVI, khi phần lớn nôlệ được vận chuyển thẳng đến Thế giới Mới, từ đó tạo ra “tam giác thương mại” Đại Tây Dương. Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên tham gia vào việc buôn bán nô lệ đến Thế giớiMới, và rất nhanh chóng sau đó là người Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Pháp. Sắp xếp theo quy môbuôn bán nô lệ thì thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt là thương nhân Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Tây BanNha, Hà Lan, Mỹ. Các thương nhân này đã thành lập các thương điếm (hay tiền đồn) dọc bờ biểnchâu Phi, tại đó họ sẽ tiến hành mua nô lệ từ các thủ lĩnh bộ lạc châu Phi. Ước tính khoảng 12 triệunô lệ đã được vận chuyển qua Đại Tây Dương, mặc dù con số được mua thực tế của các nhà buôncó thể còn cao hơn rất nhiều [10;4]. Năm 1442, lần đầu tiên nô lệ bị người Bồ Đào Nha bắt về từ bờ biển Tây Phi, lúc đó đã có10 người bị đưa về Bồ Đào Nha [2;287]. Sau đó, năm 1448, khoảng 1000 nô lệ đã được mang vềTây Ban Nha hoặc các đảo của Tây Ban Nha (Azores, Madeira). Hầu hết trong số đó đều kiếmđược nhờ những chuyến thám hiểm [6;59]. Sau khi phát hiện những vùng đất mới sau các phát kiến địa lí ban đầu, người Bồ Đào Nhađã chiếm và sử dụng quần đảo Canary như một căn cứ hải quân để từ đó bắt đầu di chuyển cáchoạt động của họ xuống bờ biển phía Tây của châu Phi để thực hiện các cuộc tấn công cướp bóc vàbắt những người da đen châu Phi làm nô lệ bán sang Địa Trung Hải [14; 29 – 31]. Sau đó, thươngnhân Bồ Đào Nha gặp phải nhiều sự kháng cự của các bộ tộc châu Phi. Đến khoảng năm 1494,nhà vua Bồ Đào Nha bắt đầu thỏa thuận với các thủ lĩnh của một số quốc gia Tây Phi, mà theo đócho phép người Bồ Đào Nha “khai thác” các “nền kinh tế thương mại phát triển tốt ở châu Phi. . .mà không tham gia vào chiến sự” [14;38], “thương mại hòa bình đã trở thành quy luật ở dọc bờbiển châu Phi”, mặc dù đã có một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi khi hành vi xâm lược đã dẫnđến bạo lực. Các tộc trưởng châu Phi, trong suốt thời gian buôn bán nô lệ da đen, trở thành một lựclượng giúp đỡ tích cực cho các nhà buôn châu Âu trong việc bắt nô lệ. Các thương điếm, pháo đàicủa Bồ Đào Nha, sau đó là Tây Ban Nha được xây dựng dọc bờ biển châu Phi ngày càng nhiều: ởCôngo, Guinea, Gold Coast (Bờ biển Vàng), Benguila. . . ở bờ Tây, và Danbia, Menlidi, Xofala. . .ở bờ Đông ...