Danh mục tài liệu

Các cách phát hiện sớm bệnh thấp tim trẻ em

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.86 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy: hằng năm có khoảng 100.000 trường hợp thấp khớp và thấp tim mới; Lứa tuổi học sinh mắc bệnh thấp tim chiếm tỷ lệ 0,7 – 1,6 %o, tỷ lệ này ở sinh viên lên tới 6 – 9 %o. Theo các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh thấp tim trong lứa tuổi học sinh khoảng 3%o; Tuổi mắc bệnh phổ biến là 7 – 15 tuổi. Bệnh thấp khớp và thấp tim có đặc điểm là xuất hiện sớm chủ yếu ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các cách phát hiện sớm bệnh thấp tim trẻ em Cách phát hiện sớm bệnh thấp tim trẻ emMột công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy:hằng năm có khoảng 100.000 trường hợp thấpkhớp và thấp tim mới; Lứa tuổi học sinh mắcbệnh thấp tim chiếm tỷ lệ 0,7 – 1,6 %o, tỷ lệ này ởsinh viên lên tới 6 – 9 %o. Theo các công trìnhnghiên cứu ở Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh thấptim trong lứa tuổi học sinh khoảng 3%o; Tuổi mắcbệnh phổ biến là 7 – 15 tuổi.Bệnh thấp khớp và thấp tim có đặc điểm là xuất hiệnsớm chủ yếu ở lứa tuổi học sinh. Bệnh thấp tim làbệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng doliên cầu bê-ta tan máu nhóm A, gây tổn thương ởnhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, davà mô dưới da… trong đó tổn thương ở tim là nguyhiểm nhất.Biểu hiện bệnh như thế nào?Bệnh khởi phát là viêm họng cấp tính do liên cầu bêta nhóm A, với các triệu chứng: niêm mạc thành sauhọng và amidan sung huyết, đỏ rực, có thể có nhữngchấm mủ trắng; Toàn thân sốt cao, dao động, daxanh, suy kiệt, nổi hạch góc hàm; Biểu hiện ở khớp:có khoảng 80% số trẻ em mắc bệnh thấp có tổnthương ở khớp, trong đó có khoảng 30% thấp khớpđơn thuần, còn lại tổn thương cả ở khớp và tim. Đaukhớp đơn thuần chỉ chiếm khoảng 35%; đau và sưngkhớp 48%; đau sưng và nóng 18%; các dấu hiệusưng, nóng, đỏ, đau rất hiếm gặp.Tổn thương xuất hiện ở hầu hết các khớp, kể cảkhớp háng. Tổn thương các khớp chi dưới gặp nhiềuhơn các khớp chi trên; số khớp lớn tổn thương nhiềuhơn các khớp nhỏ; đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất(40%) là bệnh ở khớp gối. Có khoảng 60-70% sốtrường hợp đau từ hai khớp trở lên, trong đó 20%đau 3 khớp, 8% đau 4 khớp, di chuyển từ khớp nọsang khớp kia trong cùng một đợt. Sau 5 – 7 ngày sẽhết triệu chứng dù điều trị hay không. Tuy ít gặpnhưng vẫn có tổn thương khớp cột sống, trong khicác khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân rất hiếm và đâylà một đặc điểm phân biệt với bệnh viêm khớp mạntính; Bệnh nhân thường sốt 38 – 38,5oC, trongkhoảng một tuần.Nếu đã được điều trị nhưng bệnh nhân vẫn sốt caohơn hoặc kéo dài hơn thì khả năng biến chứng vàotim là khá cao. Tổn thương khớp hay tái phát, cókhoảng 60% số ca tái phát nhiều đợt. Từ đợt thấpkhớp tái phát lần thứ hai trở đi có gần 70% số trườnghợp kèm thấp tim. Người ta thấy rằng chủ yếu trong 2năm đầu có khoảng 75% số trường hợp tái phát.Vì vậy, nếu quản lý tốt bệnh nhân thấp khớp trongvòng 2-3 năm đầu sẽ hạn chế được đa số các biếnchứng vào tim. Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2– 4 tuần nhiễm liên cầu. Trong đợt đầu của bệnh thấpkhớp, khoảng 30-40% số ca đồng thời bị thấp tim.Nguy hiểm hơn là 10% số ca thấp tim trước khi cótriệu chứng ở khớp. Tổn thương cơ tim và màngtrong tim là chủ yếu. Viêm cơ tim thường đồng thờivới tổn thương màng trong tim và màng ngoài tim.Tổn thương phổ biến nhất của viêm nội tâm mạc làhở và hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ. Bệnhcảnh nhiều khi rất nguy kịch gồm sốt cao, xanh tái,khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp, nguy cơ tửvong cao… Biểu hiện thần kinh là triệu chứng muộncủa thấp tim, xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều thángsau nhiễm liên cầu; đó là các vận động nhanh, khôngtự chủ, không định hướng, không mục đích, tăng lênkhi xúc động, mất đi khi ngủ. Biểu hiện ở da hiếmgặp, có thể có các hạt Meynet là những hạt cứng,đường kính từ 0,5 – 2cm dưới da, không dính vào damà dính vào nền xương, vị trí thường gặp ở đầu gối,ấn không đau; Hoặc có các ban màu hồng hay vàngnhạt, đường kính 1 – 3cm, hình tròn, có bờ viền caohơn mặt da, vị trí thường ở thân mình, gốc chi, khôngbao giờ ở mặt. Các hạt Meynet và ban vòng đỏ tồn tạimột vài ngày đến một vài tuần rồi biến mất, không đểlại di chứng.Làm gì để phòng tránh bệnh thấp tim?Các biện pháp chắc chắnphòng ngừa bệnh thấp tim là:dùng liệu pháp kháng sinh đểdự phòng cho những bệnhnhân đã từng bị mắc bệnhthấp khớp hay thấp tim.Thuốc có thể dùng là Hình ảnh hẹp hở vanpenicillin. Cần phải uống hai lá do thấp tim.thuốc để dự phòng liên tụctrong suốt thời kỳ thiếu niên. Phải điều trị khỏi triệt đểcác bệnh viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn làđiểm quyết định để phòng ngừa bệnh thấp tim.Tiêm hoặc cho uống thuốc dự phòng đối với trẻ embị nhiễm khuẩn hô hấp do liên cầu, nhưng chưa bịthấp khớp, với liều duy nhất benzathin penicillin hayerythromycin. Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao táiphát thấp tim thì nên sử dụng thuốc tiêm để phòngchống bệnh thấp tim. Thời gian cần thiết tiêmpenicillin để dự phòng tái phát thấp tim là trong 2-3năm tính từ đợt thấp khớp gần nhất hoặc dùng thuốcphòng cho đến năm 21 tuổi. Tuy nhiên cũng có quanđiểm cho rằng cần tiêm dự phòng tới tuổi 40, hoặcthậm chí suốt cả đời cho những bệnh nhân thấp khớpcó nguy cơ cao bị thấp tim. Cho đến nay chưa có sẵnvaccin chống liên cầu. Vì vậy việc chẩn đoán và điềutrị kịp thời các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn vẫn làphương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnhthấp tim. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: