Danh mục tài liệu

Các câu chuyện Triết Học

Số trang: 263      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.85 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu bạn nhìn vào một bản đồ của Âu châu, bạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa trung hải. Phía nam là hòn đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngàn năm trước Tây lịch (tTL) đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các câu chuyện Triết HọcCâu Chuyện Triết Học Will Durant Will Durant Câu Chuyện Triết Học Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net/ Tạo ebook: Nguyễn Kim Vỹ. MỤC LỤC Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 (chương kết) Will Durant Câu Chuyện Triết Học Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích Chương 1 Nguyên tác : The Story of Philosophy - Will Durant PLATON1. BỐI CẢNH:Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.netCâu Chuyện Triết Học Will DurantNếu bạn nhìn vào một bản đồ của Âu châu, bạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như một bàn tay chìa cácngón ra biển Địa trung hải. Phía nam là hòn đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngànnăm trước Tây lịch (tTL) đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại. Về phía đông là lãnh thổ thuộcvề Á châu tuy ngày nay có vẻ lạc hậu nhưng dưới thời Platon là một lãnh thổ rất trù phú với một nềnthương mãi, kỹ nghệ cực thịnh và một nền văn hoá phong phú. Về phía tây là nước Ý giống như mộttoà lâu đài ở giữa biển, các đảo Sicile và nước Y-pha-nho (Tây Ban Nha). Tại những nơi đó cónhững nhóm người Hy lạp sinh sống; cuối cùng là xứ Gibraltar, nơi đầy nguy hiểm cho các thuỷ thủmỗi khi muốn vượt eo biển này. Về phía bắc là những xứ man rợ như Thessaly, Epirus vàMacédonie. Từ những xứ ấy nhiều bộ lạc xuất phát và mở những cuộc tấn công về phía nam, nhữngtrận đánh do những văn nhân Hy lạp như Homère kể lại mà những chiến sĩ như Périclès chỉ huy. Hãynhìn một lần thứ hai vào bản đồ, bạn sẽ thấy nhiều chỗ lồi lõm ở bờ biển và núi đồi trong đất liền,đâu đâu cũng có những vịnh nhỏ và những mỏm đá trồi ra biển. Nước Hy lạp bị chia cắt và cô lậpbởi những chướng ngại thiên nhiên đó. Sự đi lại và liên lạc ngày xưa khó khăn hơn bây giờ rất nhiều.Do đó mỗi vùng tự phát triển lấy nền kinh tế, tự thành lập lấy nền hành chánh chính trị, tự phát huytôn giáo, văn hoá và ngôn ngữ của mình. Những quốc gia như Locris, Etolia, Phocis, Béothia v.v.Hãy nhìn vào bản đồ một lần thứ ba và quan sát vị trí của tiểu quốc Athènes: đó là một tiểu quốcnằm về phía cực đông của Hy lạp. Đó là cửa ngõ của Hy lạp để giao thiệp với các quốc gia thuộcvùng Á châu, đó là cửa ngõ để Hy lạp thu nhận những sản phẩm và ánh sáng văn hoá từ bên ngoài. Ởđây có một hải cảng rất tiện lợi, hải cảng Pirus, rất nhiều tàu bè đến trú ẩn để tránh những lúc sóng togió lớn. Ngoài ra Pirus còn là nơi xuất phát một hạm đội chiến tranh hùng mạnh.Vào khoảng năm 490 trước Tây lịch, hai tiểu quốc Sparte và Athènes quên mối hận thù để hợp lựccùng nhau đánh đuổi quân xâm lăng Ba Tư lăm le biến Hy lạp thành một thuộc địa của mình. Trongcuộc chiến tranh này, Sparte cung cấp lục quân và Athènes cung cấp thuỷ quân. Khi chiến tranhchấm dứt, Sparte giải ngũ quân đội và chịu sự khủng hoảng kinh tế do sự giải ngũ này sinh ra. Trongkhi đó thì Athènes khôn ngoan hơn, biến hạm đội tàu chiến thành một hạm đội tàu buôn và trở nênmột nước buôn bán giàu mạnh nhất thời thượng cổ. Sparte điêu tàn trong nghề canh nông và bị côlập với thế giới bên ngoài, trong khi Athènes trở nên thịnh vượng và là một nơi giao điểm của nhiềuchủng tộc, nhiều nguồn tư tưởng, văn hoá, sự chung đụng nảy sinh sự so sánh, phân tích và suynghiệm.Những truyền thống, lý thuyết gặp gỡ nhau, chống đối nhau, tự đào thải nhau và được cô đọng lại.Trong khi có hàng ngàn tư tưởng chống đối nhau, người ta có khuynh hướng hoài nghi tất cả nhữngtư tưởng ấy. Có lẽ những thương gia là những người nhiều hoài nghi nhất vì họ thấy quá nhiều, bịtuyên truyền quá nhiều, họ có khuynh hướng coi người khác nếu không phải là những người ngu thìcũng là những người lưu manh, họ hoài nghi tất cả những nguồn tư tưởng. Theo với thời gian họ phátTạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.netCâu Chuyện Triết Học Will Duranttriển khoa học; toán học nảy sinh nhờ sự giao hoán, thiên văn ...