Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Khoa và Hương, 1993; Rainboth, 1996; Long và ctv, 1998; Khánh, 1999). Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG I. Giới Thiêu ̣ Chung: • Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Khoa và Hương, 1993; Rainboth, 1996; Long và ctv, 1998; Khánh, 1999). Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Khoa và Hương, 1993). Cá rô đồng dể nuôi, có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao. Hiện nay cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, gần đây đang phát triển nhiều ở vùng Miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do nguồn cá giống ngoài tự nhiên không đủ cung cấp cho các hệ thống nuôi, vì vậy, việc duy trì và phát triển nghề nuôi cá rô đồng thông qua hoạt động sinh sản nhân tạo, chủ động tạo nguồn cá giống, góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và các vùng lân cận là điều thật cần thiết. Tuy nhiên, liên hệ đến hoạt động nghiên cứu cá rô đồng, hiện chỉ có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, sinh học và phân tích hiệu quả kinh tế của đối tượng này được thu thập tại Đ ồng Bằng Sông Cửu Long bởi các tác giả như Khoa, Hương, 1993 và Trung, 1998, Khánh, 1999; Triều, 2002 và gần đây là Tính, 2003. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu đồng thời so sánh hiệu quả của việc sử dụng những loại kích dục tố khác nhau trong hoạt động kích thích cá sinh sản và sự tăng trưởng của cá trong hệ thống nuôi làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá rô đồng, làm tư liệu phổ biến cho người dân trong vùng là hoạt động thật sự cấp thiết hiện nay.Cá Rô đồng (Anabas testudineus) a) Đặc điểm hình thái • Cơ thể cá Rô đồng có hình oval rất cân đối, toàn thân phủ vây lược, mép ngoài của vẩy có chấm sắc tố đen, xám tro hoặc xám nhạt. Mắt lớn vàSVTH: Trâǹ Thanh Sang 1 ở phía trước hai bên đầu. Vây chẳn và vây lẻ đếu có gai cứng, xương nấp mang có răng cưa, vây đuôi tròn không chia thùy. b) Phân bố • Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. • Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá Rô đồng rất tốt, đ ặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên. Cá Rô đồng thường thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông (0,5 – 1,5 m) và tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và giàu chất đáy giàu mùn bã hữu cơ. c) Đặc điểm dinh dưỡng • Cá rô đồng là loài ăn tạp thiên về động vật đáy cỡ nhỏ. Lúc còn nhỏ cá thích ăn những loài động vật phù du cỡ nhỏ như: bọn giáp xác, ấu trùng tôm cá...Khi trưởng thành cá có thể ăn nhiều loại thức ăn nhưng ưa thức ăn ưa thích là động vật đáy như: giun ít tơ, ấu trùng côn trùng. Ngoài ra cá có thể ăn mầm non thủy thực vật, thức ăn chế biến, phụ phẩm nông nghiệp. d) Đặc điểm sinh trưởng • Cá Rô đồng có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao, cá dể nuôi, có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm ( khối lượng cá lớn nhất bắt gặp ở U Minh Thượng là 0,432kg ). Trong các ao nuôi đầy đủ thức ăn, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ 60 – 80 g/con. (Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2005) e) Đặc điểm sinh sản • Cá Rô đồng là một trong những loài cá có tuổi thành thục lần đầu khá sớm. Khối lượng cá thành thục nhỏ nhất đã bắt gặp ngoài tự nhiên là 25g/con. • Cá sinh sản tự nhiên vào đầu mùa mưa, tập trung từ tháng 6 – 7. Cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như ruộng, ao, đìa, ... nơi có chiều cao cột nước 30 - 40cm để sinh sản. Dòng nước là yếu tố kích thích cá đẻ. Cá không có tập tính giữ con. Sức sinh sản của cá Rô đồng dao động từ 300.000 – 700.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi, trứng cá Rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc hơi vàng và đường kính trứng sau khi trương nước từ 1,2 – 1,3mm ( Nguyễn Văn Kiểm, 2005).SVTH: ...
CÁC KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
Số trang: 20
Loại file: doc
Dung lượng: 315.50 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cá rô đồng Kỹ thuật nuôi nuôi cá Rô phi nuôi trồng thủ sản kinh nghiệm nuôi cá mẹo nuôi thủy sản mẹo nuôi cá rôTài liệu có liên quan:
-
28 trang 37 0 0
-
Kinh nghiệm nuôi cá rô phi vằn
61 trang 34 0 0 -
Kỹ thuật nuôi cá rô phi xuất khẩu
6 trang 30 0 0 -
Kỹ thuật nuôi ghép cá Trắm cỏ trong ao
23 trang 28 0 0 -
Thuốc trong nuôi trồng thủy sản
58 trang 28 0 0 -
22 trang 27 0 0
-
Tôm - Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
140 trang 27 0 0 -
28 trang 26 0 0
-
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá lóc
11 trang 26 0 0 -
Kỹ thuật sản xuất giống cá tra
12 trang 26 0 0