Danh mục tài liệu

Các loại thuốc nguy hiểm cho người lái xe

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tai nạn giao thông đã ở mức báo động tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Một kẽ hở trong luật lệ giao thông của nhiều quốc gia là chưa có quy định nào cho người lái xe đang dùng thuốc chữa bệnh. Báo Khoa học và tương lai xuất bản ở Pháp gần đây đã hoan nghênh bản báo cáo đầu tiên công bố các thuốc nguy hiểm cho người lái xe. Khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ trước mới chỉ có khẩu hiệu cho người điều khiển phương tiện giao thông: Uống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các loại thuốc nguy hiểm cho người lái xe Các loại thuốc nguy hiểm cho người lái xeTai nạn giao thông đã ở mức báo động tại nhiều nước trên thế giới, trong đó cónước ta. Một kẽ hở trong luật lệ giao thông của nhiều quốc gia là chưa có quyđịnh nào cho người lái xe đang dùng thuốc chữa bệnh.Báo Khoa học và tương lai xuất bản ở Pháp gần đây đã hoan nghênh bản báocáo đầu tiên công bố các thuốc nguy hiểm cho người lái xe.Khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ trước mới chỉ có khẩu hiệu cho người điều khiểnphương tiện giao thông: Uống rượu hay lái xe phải chọn một. Đến nay, bác sĩCharles Mercier Guyon thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học giao thông ởAnneey mới chuyển cho ngành bảo hiểm giao thông và Hiệp hội Các công tybảo hiểm Pháp một bản phân loại tất cả các thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đếnviệc lái xe. Bảng phân loại này chia làm 4 loại, trong đó có một số điều đángngạc nhiên là:- Có tới 50 dược phẩm xếp vào loại III với ghi chú: Tương kỵ với tất cả cáchình thức lái các xe có động cơ.- Khoảng 1.000 dược phẩm tương kỵ với các tay lái xe chuyên nghiệp (lái xetải, phương tiện giao thông công cộng, taxi...).- Loại I thống kê các thuốc thích hợp cho người lái xe, kể cả lái xe chuyênnghiệp, nhưng cần có thông tin cho bệnh nhân và thận trọng khi sử dụng.- Loại 0 là các thuốc không ảnh hưởng tới việc lái xe.Bác sĩ Mercier Guyon nhấn mạnh: “Bảng phân loại trên không đặt ra vấn đềxét lợi ích chữa bệnh của các chế phẩm trên hay loại bỏ chúng. Mục đích làgiúp cho bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân xác định các đơn thuốc và quan tâm tớiyếu tố lái xe”.Giá trị của bản báo cáo này là đã nêu lên tính cấp bách phải bổ sung vào luậtpháp hiện hành. Báo cáo đưa ra để bảo vệ lợi ích cho bệnh nhân và cả cho bácsĩ kê đơn nếu họ không muốn đối mặt với việc ra hầu tòa. Theo quy định củatòa án ở Pháp năm 1997, bác sĩ không những phải thông tin cho bệnh nhân vềnguy cơ nghề nghiệp do thuốc mà còn phải đưa ra bằng chứng đã thực hiệntrách nhiệm này.Trong thực tế ở Pháp năm 1998 đã có cuộc điều tra trên 94 người lái xe gâytai nạn nghiêm trọng, kể cả gây tử vong: người lái xe có lượng rượu uống rấtít hay không định lượng thấy trên các mẫu thử. Ngược lại, 56,4% trong 94mẫu xét nghiệm này phát hiện có ít nhất 1 trong 4 loại ma túy sau đây:- Phổ biến là cần sa (34%).- Các dẫn chất của thuốc phiện (16%).- Amphetamin (4,2%).- Cocain (2,1%).Kết quả một cuộc điều tra khác trên 194 người lái xe thấy 20% xét nghiệm cóphản ứng dương tính với các thuốc trên.Các tai biến của chất ma túy có thể gây cho người lái xe:- Cần sa: gây rối loạn thị giác, nhất là ban đêm, ra khỏi quỹ đạo khi ngoặt, thờigian phản ứng kéo dài (ví dụ phanh xe dài 5-12m khi xe chạy 80km/h), khó choxe lùi khi lượn vòng, không tập trung tư tưởng.- Heroin và morphin: gây mất phản xạ và tập trung khi cần chú ý. Khi dùng liềunhẹ: gây ngủ gà, khó chịu do những thay đổi ở tim hay hô hấp. Khi dùng liềucao gây mê sảng, ảo giác, kích thích, có thể dẫn đến co giật.- Cocain: nguy cơ gắn liền với sự sảng khoái đi đến quá tự tin khi cho xe chạy,thị giác bị tổn thương, có nguy cơ bị ảo giác, nhất là về thính giác.- Amphetamin và dẫn chất gây ngây ngất:+ Gây nguy cơ do sảng khoái và gây gổ.+ Mệt mỏi, sốt, rối loạn khi điều khiển (do giãn đồng tử).Ở nước ta đã có nhiều bài báo điều tra về hoàn cảnh sinh sống và làm việc củamột số lái xe (taxi, xe ôm...) nhưng chưa đề cập tới vấn đề sử dụng thuốc củahọ trong khi hành nghề. Ngành y tế nên chăng tổ chức khám bệnh cho ngườilái xe, phổ biến tác dụng phụ của thuốc gây trở ngại cho việc lái xe, khi dùngthuốc người lái xe phải tạm nghỉ việc hay tạm chuyển sang công việc khác ởcơ quan. Thiết nghĩ trong các biện pháp an toàn giao thông, ngành y tế và giaothông cũng nên rút kinh nghiệm của nước ngoài, cùng phối hợp để có biệnpháp sử dụng thuốc an toàn cho người lái xe chuyên nghiệp và không chuyênnghiệp, vì lợi ích của các bác “tài” và của xã hội. ...