Các mô hình không gian trong truyện cổ tích thần kì
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 292.20 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Các mô hình không gian trong truyện cổ tích thần kì trình bày: Những thần thoại đối với người sáng tạo ra nó không phải là hư cấu nghệ thuật, mà là miêu tả những điều thực tế đã và đang diễn ra. Truyện cổ tích là một “mảnh vỡ” của thần thoại, nó kế thừa một cách tích cực thế giới quan thần thoại, đặc biệt là lối tư duy nhị phân và sự tri giác các mô hình thế giới của người nguyên thủy,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các mô hình không gian trong truyện cổ tích thần kìCÁC MÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌNGUYỄN THỊ KIM NGÂNTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Khác với tư duy của con người hiện đại, tâm thức của người nguyênthủy không hề có sự phân biệt giữa thế giới siêu nhiên, vô hình với thế giớihữu hình, tự nhiên. Những thần thoại đối với người sáng tạo ra nó không phảilà hư cấu nghệ thuật, mà là miêu tả những điều thực tế đã và đang diễn ra.Truyện cổ tích là một “mảnh vỡ” của thần thoại, nó kế thừa một cách tích cựcthế giới quan thần thoại, đặc biệt là lối tư duy nhị phân và sự tri giác các môhình thế giới của người nguyên thủy. Thừa hưởng những điều đó, kết hợp vớinhững yêu cầu có tính nguyên tắc về mặt nghệ thuật, không gian trong truyệncổ tích kéo theo những phạm trù phi không gian trong đó đều tuân theo logicnhị phân. Các mô hình thế giới trong truyện cổ tích cũng được xây dựng theokiểu phân đôi hoặc kiểu mô hình ba tầng thế giới.Lotman, nhà nghiên cứu nổi tiếng của chủ nghĩa cấu trúc đã nhấn mạnh rằng “Việc chú ýđến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như mộtkhông gian hình ảnh được khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một thế giới vôhạn là không gian bên ngoài tác phẩm” [9, 200]. Nhận định này có thể nói đã bao quáthết tầm quan trọng của không gian nghệ thuật, một trong những thành tố kiến tạo nên mộttác phẩm văn học hoàn chỉnh. Mỗi một tác phẩm văn học đều có một không gian đặc thù.Đó là một dạng không gian đã được khu biệt hóa, trong đó chứa đựng mối liên hệ giữacác tính chất của không gian thông thường như cao - thấp, phải - trái, gần - xa, rộng hẹp… Mặt khác, mỗi một phạm trù chứa đựng những đặc tính không gian ấy lại làphương tiện để thể hiện thế giới, trong đó bao hàm cả những giá trị vốn bản thân chúngkhông chứa đựng những tính chất không gian như tôn giáo và đạo đức… Truyện cổ tíchcũng vậy, do thừa hưởng lối tư duy nhị phân của con người từ thời viễn cổ, không giannghệ thuật kéo theo những phạm trù phi không gian trong đó đều tuân theo lôgic nhịphân, được bao bọc trong một mô hình thế giới phân đôi và mô hình tam thế giới.1. TƯ DUY NHỊ PHÂN CỦA CON NGƯỜI THỜI CỔ - CƠ CHẾ SẢN SINH CÁCMÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCHTruyện cổ tích được xem là một trong những hình mẫu cổ điển của Folklore. Các nhàkhoa học như Meletinsky, Dovletov, hay Propp đều đã chứng minh truyện cổ tích rađời như một thể loại cơ bản vào thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Tuynhiên, họ cũng khám phá ra rằng bản thân nó đã được hoài thai từ thời kỳ tiền giai cấp,khi tư duy con người vẫn còn tồn tại trong “tiền logic”. Là thể loại có mặt từ rất sớmnhưng truyện cổ tích vẫn có nguồn gốc và thoát thai từ thần thoại, một thứ thần thoại đãđược “giải thiêng” và “thế tục hóa”, một “mảnh vỡ” của thần thoại. Chính vì lẽ đó, dẫuđã tạo dựng được cho mình một sự tồn tại đẳng lập qua một diện mạo nghệ thuật cónhững cấu tạo riêng biệt, nhưng truyện cổ tích vẫn kế thừa một cách tích cực thế giớiTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 77-8378NGUYỄN THỊ KIM NGÂNquan của thần thoại. Thế giới quan ấy được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếptrong các câu chuyện cổ. Để hiểu được bản chất sâu xa của các mô hình không giannghệ thuật và sự dịch chuyển của nhân vật giữa các dạng thức không gian đó, chúng tacần có cái nhìn thấu đáo hơn về tư duy của con người thời cổ, về cội rễ phát sinh thếgiới quan và các loại hình không gian trong truyện cổ tích thần kỳ.Trong công trình nổi tiếng Hình thái học của nghệ thuật, Macgan có những nghiên cứusâu sắc về tính hỗn đồng của tư duy nguyên thủy. Ông cho rằng: “Tình trạng con ngườichưa tách mình ra khỏi tự nhiên, việc con người tinh thần hóa tự nhiên, cấp cho nó hìnhdáng người, tình trạng thiếu ranh giới giữa cái hiện thực và cái quái đản - đó là nhữngđặc điểm của cấu trúc nhận thức nguyên thủy, chỉ có thể thể hiện thích hợp trong hìnhtượng nghệ thuật mà thôi” [4, 254]. Theo ông, chuyện kể về những truyền thuyết cổxưa nhất chẳng qua là những huyền thoại, tức là lời tự sự quái đản về cuộc sống củathiên nhiên, nguồn gốc của con người, những quan hệ giữa con người với động vật, câycỏ. Điều quan trọng hơn cả là các yếu tố tự nhiên và những bài tự sự này đối với nhữngngười tạo tác ra nó hoàn toàn “không phải là hư cấu nghệ thuật, mà là miêu tả nhữngđiều thực tế đã diễn ra và đang diễn ra” [4, 251].Không chỉ riêng Macgan, những nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng khác như Taylor, nhàxã hội học Bruhl, nhà nhân học trứ danh Frazer… đều đi đến kết luận: Đặc điểm nổi bậtnhất của tư duy con người thời cổ chính là kết quả của việc, một mặt chưa tách mình rakhỏi thế giới tự nhiên, mặt khác con người, một cách cố tình, gán cho môi trường tựnhiên những thuộc tính của bản thân mình, như sự sống, khát vọng, diện mạo và đặcbiệt là cơ cấu tổ chức xã hội của chính con người. Đấy là lý do cho sự ra đờ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các mô hình không gian trong truyện cổ tích thần kìCÁC MÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌNGUYỄN THỊ KIM NGÂNTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Khác với tư duy của con người hiện đại, tâm thức của người nguyênthủy không hề có sự phân biệt giữa thế giới siêu nhiên, vô hình với thế giớihữu hình, tự nhiên. Những thần thoại đối với người sáng tạo ra nó không phảilà hư cấu nghệ thuật, mà là miêu tả những điều thực tế đã và đang diễn ra.Truyện cổ tích là một “mảnh vỡ” của thần thoại, nó kế thừa một cách tích cựcthế giới quan thần thoại, đặc biệt là lối tư duy nhị phân và sự tri giác các môhình thế giới của người nguyên thủy. Thừa hưởng những điều đó, kết hợp vớinhững yêu cầu có tính nguyên tắc về mặt nghệ thuật, không gian trong truyệncổ tích kéo theo những phạm trù phi không gian trong đó đều tuân theo logicnhị phân. Các mô hình thế giới trong truyện cổ tích cũng được xây dựng theokiểu phân đôi hoặc kiểu mô hình ba tầng thế giới.Lotman, nhà nghiên cứu nổi tiếng của chủ nghĩa cấu trúc đã nhấn mạnh rằng “Việc chú ýđến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như mộtkhông gian hình ảnh được khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một thế giới vôhạn là không gian bên ngoài tác phẩm” [9, 200]. Nhận định này có thể nói đã bao quáthết tầm quan trọng của không gian nghệ thuật, một trong những thành tố kiến tạo nên mộttác phẩm văn học hoàn chỉnh. Mỗi một tác phẩm văn học đều có một không gian đặc thù.Đó là một dạng không gian đã được khu biệt hóa, trong đó chứa đựng mối liên hệ giữacác tính chất của không gian thông thường như cao - thấp, phải - trái, gần - xa, rộng hẹp… Mặt khác, mỗi một phạm trù chứa đựng những đặc tính không gian ấy lại làphương tiện để thể hiện thế giới, trong đó bao hàm cả những giá trị vốn bản thân chúngkhông chứa đựng những tính chất không gian như tôn giáo và đạo đức… Truyện cổ tíchcũng vậy, do thừa hưởng lối tư duy nhị phân của con người từ thời viễn cổ, không giannghệ thuật kéo theo những phạm trù phi không gian trong đó đều tuân theo lôgic nhịphân, được bao bọc trong một mô hình thế giới phân đôi và mô hình tam thế giới.1. TƯ DUY NHỊ PHÂN CỦA CON NGƯỜI THỜI CỔ - CƠ CHẾ SẢN SINH CÁCMÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCHTruyện cổ tích được xem là một trong những hình mẫu cổ điển của Folklore. Các nhàkhoa học như Meletinsky, Dovletov, hay Propp đều đã chứng minh truyện cổ tích rađời như một thể loại cơ bản vào thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Tuynhiên, họ cũng khám phá ra rằng bản thân nó đã được hoài thai từ thời kỳ tiền giai cấp,khi tư duy con người vẫn còn tồn tại trong “tiền logic”. Là thể loại có mặt từ rất sớmnhưng truyện cổ tích vẫn có nguồn gốc và thoát thai từ thần thoại, một thứ thần thoại đãđược “giải thiêng” và “thế tục hóa”, một “mảnh vỡ” của thần thoại. Chính vì lẽ đó, dẫuđã tạo dựng được cho mình một sự tồn tại đẳng lập qua một diện mạo nghệ thuật cónhững cấu tạo riêng biệt, nhưng truyện cổ tích vẫn kế thừa một cách tích cực thế giớiTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 77-8378NGUYỄN THỊ KIM NGÂNquan của thần thoại. Thế giới quan ấy được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếptrong các câu chuyện cổ. Để hiểu được bản chất sâu xa của các mô hình không giannghệ thuật và sự dịch chuyển của nhân vật giữa các dạng thức không gian đó, chúng tacần có cái nhìn thấu đáo hơn về tư duy của con người thời cổ, về cội rễ phát sinh thếgiới quan và các loại hình không gian trong truyện cổ tích thần kỳ.Trong công trình nổi tiếng Hình thái học của nghệ thuật, Macgan có những nghiên cứusâu sắc về tính hỗn đồng của tư duy nguyên thủy. Ông cho rằng: “Tình trạng con ngườichưa tách mình ra khỏi tự nhiên, việc con người tinh thần hóa tự nhiên, cấp cho nó hìnhdáng người, tình trạng thiếu ranh giới giữa cái hiện thực và cái quái đản - đó là nhữngđặc điểm của cấu trúc nhận thức nguyên thủy, chỉ có thể thể hiện thích hợp trong hìnhtượng nghệ thuật mà thôi” [4, 254]. Theo ông, chuyện kể về những truyền thuyết cổxưa nhất chẳng qua là những huyền thoại, tức là lời tự sự quái đản về cuộc sống củathiên nhiên, nguồn gốc của con người, những quan hệ giữa con người với động vật, câycỏ. Điều quan trọng hơn cả là các yếu tố tự nhiên và những bài tự sự này đối với nhữngngười tạo tác ra nó hoàn toàn “không phải là hư cấu nghệ thuật, mà là miêu tả nhữngđiều thực tế đã diễn ra và đang diễn ra” [4, 251].Không chỉ riêng Macgan, những nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng khác như Taylor, nhàxã hội học Bruhl, nhà nhân học trứ danh Frazer… đều đi đến kết luận: Đặc điểm nổi bậtnhất của tư duy con người thời cổ chính là kết quả của việc, một mặt chưa tách mình rakhỏi thế giới tự nhiên, mặt khác con người, một cách cố tình, gán cho môi trường tựnhiên những thuộc tính của bản thân mình, như sự sống, khát vọng, diện mạo và đặcbiệt là cơ cấu tổ chức xã hội của chính con người. Đấy là lý do cho sự ra đờ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Các mô hình không gian Mô hình không gian trong truyện cổ tích Truyện cổ tích Truyện cổ tích thần kì Không gian trong truyện cổ tíchTài liệu có liên quan:
-
3 trang 193 0 0
-
158 trang 78 0 0
-
15 trang 76 0 0
-
219 trang 71 0 0
-
5 trang 58 0 0
-
3 trang 58 0 0
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
11 trang 56 0 0 -
4 trang 55 0 0
-
3 trang 53 0 0
-
4 trang 53 0 0