Danh mục tài liệu

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khám bệnh của cá nhân: Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy Poisson

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 475.15 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc khám bệnh của người dân. Do biến nghiên cứu là số lần đi khám bệnh thuộc loại số đếm nên hồi quy Poisson đã được sử dụng trong việc ước lượng mô hình trên mẫu dữ liệu thực nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khám bệnh của cá nhân: Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy Poisson PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KHÁM BỆNH CỦA CÁ NHÂN: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH HỒI QUY POISSON Cù Thu Thủy Đỗ Bảo Ngọc Học viện Tài chính Email: cuthuthuy@hvtc.edu.vn Tóm tắt: Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc khám bệnhcủa người dân. Do biến nghiên cứu là số lần đi khám bệnh thuộc loại số đếm nên hồi quyPoisson đã được sử dụng trong việc ước lượng mô hình trên mẫu dữ liệu thực nghiệm. Dữ liệuđược thu thập từ việc khảo sát trực tiếp 555 cá nhân đến khám bệnh tại các cơ sở y tế công lậptrên địa bàn thành phố Việt Trì. Kết quả cho thấy thu nhập, tuổi, nơi ở, tình trạng hôn nhân,trình độ văn hóa, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ và tình trạng bệnh mãn tính có ảnh hưởngđến số lần đi khám bệnh của người dân. Cuối cùng, là một số đề xuất nhằm nâng cao nhu cầuthăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế của người dân. Từ khóa: Dữ liệu số đếm, Mô hình hồi quy Poisson, Khám bệnh cá nhân. 1. Giới thiệu Khám chữa bệnh luôn là vấn đề được nhiều tổ chức cũng như cá nhân quan tâm. Đặc biệtsau đại dịch Covid-19, tầm quan trọng của lĩnh vực y tế càng được khẳng định và được chútrọng nhiều hơn. Người dân ngày càng có ý thức hơn tới việc chăm lo sức khỏe cá nhân. Đểđánh giá về việc người dân đến khám bệnh tại các cơ sở y tế đã có nhiều nghiên cứu ứng dụngcác mô hình kinh tế lượng trong vấn đề này. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Namtrong những năm gần đây như sau: M. M. Islam và cộng sự (2013) đã ứng dụng mô hình hồi quy Poisson tổng quát nghiêncứu các yếu tố ảnh hưởng đến số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trong gia đình ởBangladesh trên mẫu dữ liệu khảo sát năm 2007 gồm 4460 trẻ em dưới 5 tuổi. Kết quả cho thấytrình độ học vấn của cha và mẹ, chỉ số giàu có, nguồn nước uống của hộ gia đình, công trình vệsinh và tổng số con do một phụ nữ sinh ra có ảnh hưởng đáng kể đến suy dinh dưỡng trẻ em ởBangladesh. P. Bach và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu mô hình hoá dữ liệu đếm bán tham sốvà ứng dụng trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tần suất và nhu cầu khám sức khoẻ.Ngoài mô hình hồi quy nhị thức âm, tác giả đã đề xuất một mô hình dữ liệu đếm bán tham sốmới để mô hình hóa cầu dịch vụ y tế. I. Abasolo và cộng sự (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến việc sửdụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân theo các nhóm thu nhập khác nhau ở Tây BanNha. Nghiên cứu sử dụng mô hình hai thành phần, kết hợp của hồi quy logistic và mô hình nhịthức âm nhằm đánh giá về số lần sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: i) chăm sóc ban đầu,ii) chăm sóc chuyên khoa, iii) nhập viện và iv) cấp cứu. P. Deb và E. C. Norton (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số lần khám tạiphòng khám và số lần đến khoa cấp cứu của thanh niên tại Mỹ. Hai mô hình đề xuất có biến 351 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3phụ thuộc là số đếm. Mô hình Poisson, nhị thức âm và mô hình hai phần được nhóm tác giả ápdụng. Duc Dung Le và cộng sự (2021) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụngdịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi Việt Nam. Mẫu dữ liệu thực nghiệm được lấy từcuộc điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2006 (gồm 2426 quan sát). Mô hình sửdụng là mô hình nhị thức âm. Chi M. Nguyen và cộng sự (2023) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng củaviệc mở rộng bảo hiểm y tế công cộng (Sửa đổi năm 2015) đến việc đăng ký, sử dụng dịch vụchăm sóc sức khoẻ và chi tiêu y tế từ tiền túi (OOP) của các hộ gia đình có thu nhập trung bìnhvà thấp. Dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2014và 2016. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị thức âm để xác định số lượt truy cập đủ điềukiện đăng ký PHI dự kiến. Có thể thấy những năm gần đây, các mô hình kinh tế lượng đã thu hút được sự quan tâmcủa các nhà nghiên cứu và quản lý trong phân tích định lượng các vấn đề của ngành y tế củaViệt Nam. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đánh giá về số lần sử dụng dịchvụ y tế của người dân (Duc Dung Le và cộng sự (2021), Chi M. Nguyen và cộng sự (2023)). Bài viết này nhằm xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến số lần đi khámbệnh của người dân. Do biến phụ thuộc có dạng số đếm nên nghiên cứu sẽ ứng dụng hồi quyPoisson trong ước lượng các tham số của mô hình. Thực nghiệm mô hình được thực hiện trênmẫu dữ liệu thu thập thông qua việc khảo sát người dân đến khám bệnh tại các cơ sở y tế cônglập trên địa bàn thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Phần tiếp theo của bài viết gồm: giới thiệu về môhình hồi quy Poisson, đề xuất mô hình nghiên cứu, kết quả thực nghiệm mô hình trên mẫu dữliệu và một số khuyến nghị từ kết quả thực hiện mô hình. 2. Mô hình hồi quy Poisson 2.1. Dữ liệu số đếm trong mô hình hồi quy Khi xây dựng mô hình hồi quy nhiều trường hợp biến phụ thuộc có dạng dữ liệu số đếm,chẳng hạn như: số bằng sáng chế mà một công ty nhận được trong một năm, số lần đi khámbệnh trong một năm, số lần cá nhân trả nợ vay không đúng hạn đối với khoản vay ngân hàng,…Đặc điểm chung của các biến phụ thuộc này là biến rời rạc, chỉ nhận một số giá trị không âmxác định. Với dạng dữ liệu này cần có các phương pháp phù hợp để thực hiện ước lượng. Mô hìnhhồi quy Poisson (PRM - Poisson regression model) là một trong những mô hình được sử dụngvới dữ liệu đếm có điều kiện đi kèm. 2.2. Phân phối Poiss ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: