Danh mục

CÁC TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.11 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cần thành lập một tổ chức có thể là một nghiệp đoàn hoặc một viện nghiên cứu về sơn mài. Những tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ truyền thống nghề sơn, nâng cao kỹ thuật, đồng thời phát huy thêm vai trò mỹ thuật trong tạo hình tác phẩm điều mà các thế hệ hoạ sĩ đàn anh đã không tiếc công sức tìm kiếm, thể nghiệm để tác phẩm sơn mài sớm trở về với thời kỳ huy hoàng mang giá trị Việt Nam bền vững. Bộ sưu tập tranh sơn mài Việt Nam là một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC TRANH SƠN MÀI VIỆT NAMTRANH SƠN MÀI VIỆT NAM NGUYỄN GIA TRÍ-Trừu tượng-Sơn màiCần thành lập một tổ chức có thể là một nghiệp đoàn hoặc một viện nghiêncứu về sơn mài. Những tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ truyền thống nghềsơn, nâng cao kỹ thuật, đồng thời phát huy thêm vai trò mỹ thuật trong tạohình tác phẩm điều mà các thế hệ hoạ sĩ đàn anh đã không tiếc công sức tìmkiếm, thể nghiệm để tác phẩm sơn mài sớm trở về với thời kỳ huy hoàngmang giá trị Việt Nam bền vững.Bộ sưu tập tranh sơn mài Việt Nam là một trong những sưu tập giá trị củanền nghệ thuật tạo hình cận hiện đại được công bố vào năm 1975 dưới hìnhthức triển lãm chuyên đề của Bảo tàng Mỹ thuật. Với gần 300 tác phẩm củamột HĐQG tuyển chọn những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả đã thànhdanh sáng tác từ những năm 30 đến những năm 60. Đó là một thế hệ hoạ sĩđã tìm ra được những phương tiện diễn tả mới trên chất liệu truyền thốngxưa cũ: sơn ta.Trước đó những gì dùng đến sơn sống (nhựa cây sơn) để chế biến ra loại sơnthen (sơn có màu đen), cánh gián (sơn có mầu nâu giống cánh con gián) sửdụng vào việc trang trí hoành phi, câu đối, các đồ thờ mâm bồng, ốnghương, đài nến… đều gọi chung là sơn ta để phân biệt với sơn tây đóng hộp,sản xuất theo quy mô công nghiệp. ý nghĩa của từ sơn mài nói lên một độngtác của nghề sơn tức động tác mài, mài nhiều lần trên một mặt sơn để hoànthành một tác phẩm nghệ thuật.Sơn mài gồm 3 phần: Màu, chất liệu vẽ, chất kết dính. Màu truyền thống cósơn then, son trai, son tươi, son thắm, son nhì, vàng bạc dát mỏng rây nhỏ.Chất kết dính là sơn ta được chế biến thành sơn nhựa còn gọi là cánh gián.Dùng sơn cánh gián pha với màu để vẽ các hoạ tiết, cuối cùng là mài.Đầu những năm 30, hoạ sĩ Trần Quang Trân (Ngym) đã có những thínghiệm mò mẫm, rồi Lê Phổ, Mai Trung Thứ cũng thể hiện lối vẽ sơn tanhưng phần mầu sơn không mài được. Hoạ sĩ Lê Quốc Lộc bậc thầy của sơnmài Việt Nam nhớ lại: “Vào năm 1932, người đã tìm ra cách mài được tranhvẽ bằng sơn ta là hoạ sĩ Trần Văn Cẩn phối hợp với bác phó sơn Đinh VănThành. Hai người qua nhiều lần thể nghiệm đã khám phá ra cách nấu sơncánh gián có pha nhựa thông chứ không pha dầu trẩu để có thể cùng màiđược với sơn then vốn đã pha nhựa thông từ xưa. Như vậy cả hai thứ sơnđều có độ dính như nhau, có sức bền chắc chịu được sức mài của hòn đámài.Trong buổi ban đầu ấy sơn mài xuất hiện qua tài năng của các hoạ sĩ đã sửdụng các hình thức trang trí trích đoạn từ các hoạ tiết xưa xung quanh bốnmàu sắc chính: Đen (then), Đỏ (son), Vàng (vàng quỳ), bạc (quỳ) và mài,đánh bóng cho phẳng nhẵn. Và sơn ta bước đầu đã đóng góp vai trò như mộtchất liệu hội họa vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam.Những tranh sơn mài lộng lẫy đề tài thơ mông lãng mạn của các hoạ sĩ thờicận đại: Gió mùa hạ của Phạm Hậu, Đánh cá đêm trăng, Ông Nghè vinh quycủa Nguyễn Khang, Hội chùa của Lê Quốc Lộc và Nguyễn Xuân Bái, ChùaThầy của Hoàng Tích Chù, Thiếu nữ và Biển của Nguyễn Văn Tỵ. Đặc biệtnhững tranh sơn mài công phu hấp dẫn của Nguyễn Gia Trí: Thiếu nữ bênbờ suối, Bên cây phù dung, Lùm tre nông thôn, Trong vườn với kỹ thuật dátvàng bạc vỏ trứng thật tinh tế tạo một vẻ đẹp lãng mạn bay bướm cho hìnhkhối. Thành công của Nguyễn Gia Trí sau nhiều năm tìm tòi đến nỗi báo chíđương thời phải kêu lên: “Chúng ta đến thăm Trí đi, anh ta vẽ bằng thanhàng năm trời rồi” (volonté Indochinoise 1939). Và tại triển lãm khai mạcngày 11/01/1939 do Trường Mỹ thuật Đông Dương tổ chức, Nguyễn Gia Tríđã làm kinh ngạc công chúng Hà Thành. Trước mắt mọi người cảnh làngquê, Hồ Gươm, Thiếu nữ, Liễu rủ thướt tha trong vẻ đẹp liêu trai của sắcvàng rực rỡ quyến rũ. Thành công của Nguyễn Gia Trí là kết hợp những tìmkiếm ban đầu của Trần Quang Trân năm 1933-1934 đến Lê Phổ, Trần VănCẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu, những năm 1936-1939 đã tìm ra mộtbảng màu phong phú cho sơn mài trong kỹ thuật vẽ tranh có rắc son, rắc cátbạc, cát vàng để tạo độ thưa mau về sắc độ, có gắn vỏ trứng để tạo màu trắngbên cạnh màu trắng cảu bạc cát, bạc lá và ánh sáng lung linh sâu thẳm củavàng kim trừu tượng.Những năm 60 tranh sơn mài đã tạo thành đỉnh điểm của sưu tập của Bảotàng Mỹ thuật, đồng thời cũng là thập niên vàng của sáng tạo hội họa củahoạ sĩ Việt Nam. Tác phẩm sáng tác trong thời kỳ này từ Nhớ một chiều TâyBắc, Bụi nứa miền xuôi của Phan Kế An đến Cây tre, Ra đồng của TrầnĐình Thọ tràn đầy thi tứ lãng mạn, cả một không gian mênh mông núi nontrùng điệp nắng chiều như nhuộm vàng sườn núi trong Nhớ một chiều TâyBắc của Phan Kế An gần như “chuyển” được cái nắng đẹp như vàng mườiđó vào tranh mình, những đỉnh núi xa gần tiếp nhận ánh sáng êm đềm rồi tắthẳn. Còn tác phẩm Ra đồng của Trần Đình Thọ với bố cục dàn trải trên nềnson thắm những tán lá chuối xanh ngọc, rặng tre óng ả vàng rực đung đưa,bụi khoai nước bên bờ ao, cảnh thật đến nao lòng.Rồi Vịnh Hạ Long của Phạm Văn Đôn cũng nằm trong dòng chảy mơ hồ đócủa sơn mài mà vẫn ánh lên nét hiện thực trong treỏ: T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: