Danh mục tài liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng công nghệ tài chính ở Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.07 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị đối với các định chế tài chính và các công ty FinTech nhằm góp phần tăng cường khả năng áp dụng công nghệ tài chính ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng công nghệ tài chính ở Việt Nam Working Paper 2022.1.2.03 - Vol 1, No 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Khương Duy1, Nguyễn Lê Trung Dũng, Trần Tuyên Khâm, Nguyễn Nhật Anh, Nguyễn Thị Thu Hà Sinh viên K59CLC3 Kinh tế đối ngoại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Nguyễn Thị Mai Giảng viên Bộ môn Khoa học Cơ bản Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ đã dẫn đến sự đổi mới trong dịch vụ tài chính mà tiêu biểu là sự xuất hiện gần đây của FinTech. Chỉ trong một vài năm trở vừa qua, đặc biệt là trong thời gian COVID – 19, Fintech đã phát triển mạnh mẽ ở Việt nam. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, việc áp dụng FinTech vào cuộc sống vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn đó là sự chấp nhập đổi mới công nghệ tài chính của khách hàng. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy logit dựa trên bộ dữ liệu Global Findex năm 2014, 2017 để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng công nghệ tài chính của các khách hàng ở Việt Nam. Kết quả hồi quy mô hình chỉ ra rằng khả năng tiếp cận tài chính được thể hiện qua việc sở hữu tài khoản ở một định chế tài chính hoặc thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng và trình độ học vấn ảnh hưởng tích cực đến khả năng áp dụng FinTech trong khi độ tuổi của khách hàng các yếu độ ảnh hưởng đến việc không mở được tài khoản lại có tác động tiêu cực. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị đối với các định chế tài chính và các công ty FinTech nhằm góp phần tăng cường khả năng áp dụng công nghệ tài chính ở Việt Nam. Từ khóa: FinTech, công nghệ tài chính, tài chính, công nghệ FACTORS AFFECTING THE ADOPTION OF FINTECH IN VIETNAM Abstract Tremendous advancements in technology have led to innovation in financial services, most recently with the emergence of FinTech. In just a few years, especially within the time of COVID-19, FinTech has grown rapidly in Vietnam. However, up to the present time, the introduction of FinTech into different aspects of life in Vietnam still faces many obstacles, viz. the customer’s acceptance of financial technology innovation. This study used logistic regression 1 Tác giả liên hệ, Email: duykhuong1234567890@gmail.com FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 31 with data from the Global Findex database in 2014 and 2017 to explore the factors affecting the adoption of FinTech in Vietnam. Results showed that while access to finance featured by the possession of either a financial institution account, a debit card, or a credit card, education induced the mentioned adoption, age and factors preventing users from opening an account had negative impacts. Some recommendations for financial institutions and FinTech companies were produced to improve the adoption of FinTech in Vietnam. Keyword: FinTech, financial technology, finance, technology. 1. Giới thiệu Những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ đã dẫn đến sự đổi mới trong dịch vụ tài chính mà tiêu biểu là sự xuất hiện gần đây của FinTech – sự tích hợp giữa công nghệ và tài chính với mục đích cung cấp các dịch vụ thanh toán hữu ích cho người dùng (Chang và cộng sự, 2016). Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, doanh nghiệp phải chuyển mình, áp dụng những sản phẩm và dịch vụ của FinTech vào hoạt động kinh doanh của họ (Osman và cộng sự, 2020). Dịch vụ của FinTech được xây dựng từ những ý tưởng mới mẻ và có tính sáng tạo hoặc những ý tưởng có thể đã lỗi thời nhưng được thực hiện theo một cách thức khác với mục đích đơn giản hóa thủ tục giao dịch và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khách hàng (Gomber và cộng sự, 2017; Milian và cộng sự, 2019; Nguyen & Bui, 2019). Theo báo cáo về tình hình FinTech của Việt Nam do FinTech News Singapore thực hiện, năm 2020, có tổng cộng 124 startups tại Việt Nam trong lĩnh vực FinTech. Tuy nhiên, số lượng lớn startups không đồng nghĩa với việc những công ty đó hoạt động tốt. Tính đến tháng 10 năm 2020, Việt Nam chỉ có 36 đơn vị đang thực sự hoạt động trong số 39 nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng được cấp phép. Ngoài ra, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, người dùng tại Việt Nam vẫn còn nhiều nghi ngại về việc sử dụng FinTech. Theo Hoàng & cộng sự (2018), FinTech có 4 khó khăn chính: pháp lý, cơ sở hạ tầng công nghệ, mô hình kinh doanh và ý thức của người dùng. Bên cạnh đó, còn nhận thấy một số thách thức khác như: giáo dục, vốn, nhà đầu tư, … Lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam cũng đang là một hoạt động khá mới, do vậy, nhiều ...

Tài liệu có liên quan: