
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách nội địa tại các điểm du lịch Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách nội địa tại các điểm du lịch Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh96 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Tùng, Nguyễn Duy San Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách nội địa tại các điểm du lịch Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: đặc điểm nhân khẩu - xã hội (độ tuổi, giới tính, tôn giáo, quê quán, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân), số lần đi du lịch, thời điểm đi du lịch, tiêu chí lựa chọn điểm đến, loại hình du lịch,.... Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để làm rõ mục tiêu của bài viết. Từ khóa: du lịch, du lịch bền vững, du khách, trọng điểm du lịch Nhận bài ngày 28.12.2023 ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.03.2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tùng; Email: thanhtungctxh@hcmussh.edu.vn1. MỞ ĐẦU Theo Luật Du lịch 2017, du lịch (DL) là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá cảnh sắc, văn hóa hoặc kết hợp với mục đích hợp phápkhác. Hoạt động DL là hoạt động của khách DL, cá nhân, tổ chức kinh doanh DL và cơ quan, tổ chức,cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến DL. Trong đó khách du lịch là người đi DL hoặc kết hợpđi DL, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Quốc hội, 2017). Hiện nay, DL đượcxem là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốcgia. Dưới góc độ xã hội, DL giúp cho con người tăng sự hiểu biết, phát triển có chất lượng các mối quanhệ xã hội, mang lại cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn cho họ (Hà Phương, 2021). Tại Việt Nam,DL được xem là ngành công nghiệp không khói và được đánh giá là một trong ba ngành kinh tế mũinhọn, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn các giá trị, bản sắc văn hóa, bảo đảmcông bằng và tiến bộ xã hội (Nguyễn Mạnh Hùng, 2023). Cùng với lượng khách DL tăng nhanh, xu hướng lựa chọn các loại hình DL của họ đã và đang thayđổi đáng kể (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, 2022). Theo tổ chức DL thế giới, đến năm 2030,khách đi DL với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách DL; với mụcđích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm15%. Du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lậptrên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và công nghệ cao. Đặc biệt, DLchữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển DL có trách nhiệm, DL sinh thái và DLTạp chí Khoa học - Số 82/Tháng 3 (2024) 97cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành DL để thực hiện nguyên tắc và mục tiêuphát triển bền vững (World Tourism Organization [UNWTO], 2019). Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là điểm đến được khách DL trong và ngoài nước lựa chọn bởilợi thế về vị trí địa lý, khí hậu cũng như nguồn tài nguyên DL văn hóa vật thể phong phú, trong đó cóhơn 170 di tích được xếp hạng ở nhiều loại hình khác nhau, chủ yếu tập trung ở khu vực Quận 1. Tuyvậy, các vấn đề tồn tại từ lâu đối với các điểm DL này là sự phát triển nóng của DL Thành phố trongđiều kiện xuống cấp, thiếu đầu tư cải tạo cũng như tạo ra các điểm vui chơi theo xu hướng mới (NguyễnLan Hương, 2013). Bên cạnh, tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng gây ra những khó khăn và thấtthoát cho DL Thành phố (Tổng cục du lịch, 2021). Do đó, theo chúng tôi, việc tìm hiểu các yếu tố ảnhhưởng tới quyết định lựa chọn điểm đến của du khách nội địa để từ đó có những giải pháp định hướngvà phát triển DL Thành phố Hồ Chí Minh là điều hết sức cần thiết.2. NỘI DUNG Để làm sáng tỏ cho mục tiêu của bài viết, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính:phương pháp nghiên cứu định lượng (công cụ bảng hỏi anket) kết hợp với phương pháp nghiên cứu địnhtính (công cụ phỏng vấn sâu). Với phương pháp nghiên cứu định lượng: chúng tôi chọn mẫu phi xác suất theo kiểu chỉ tiêu, gồm240 khách DL. Biến độc lập được xác định là: giới tính, độ tuổi, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, nghềnghiệp, quê quán, thu nhập. Biến phụ thuộc được xác định là: số lần tham gia DL, chọn lựa loại h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Du lịch bền vững Trọng điểm du lịch Đặc điểm nhân khẩu - xã hội Loại hình du lịch Phát triển du lịch bền vữngTài liệu có liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 358 0 0 -
4 trang 222 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 200 0 0 -
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn
13 trang 69 0 0 -
13 trang 69 0 0
-
Bài giảng Tổng quan du lịch - Chương 2: Động cơ và loại hình du lịch
11 trang 61 1 0 -
Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN
10 trang 59 0 0 -
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo ở tỉnh Phú Yên
12 trang 58 0 0 -
Đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển du lịch bền vững ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
11 trang 56 0 0 -
Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch
7 trang 53 0 0 -
Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
7 trang 53 0 0 -
Du lịch sinh thái và đối sách phát triển du lịch bền vững
4 trang 48 0 0 -
Nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững
3 trang 48 0 0 -
Giáo trình Du lịch bền vững: Phần 1
108 trang 48 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình
13 trang 46 0 0 -
11 trang 46 0 0
-
12 trang 46 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở tỉnh An Giang, Việt Nam
9 trang 42 0 0