Danh mục tài liệu

Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang ở các thành phố lớn của Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 461.62 KB      Lượt xem: 36      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời trang của người tiêu dùng ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Dựa vào lý thuyết mô hình khối lập phương Hành vi tiêu dùng bền vững SCB (Sustainable Consumption Behaviour) và Thuyết hành vi có hoạch định (The theory of Planned Behaviour), nghiên cứu đã thu thập và xử lý 282 mẫu qua phần mềm SPSS với mô hình hồi quy đa biến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang ở các thành phố lớn của Việt Nam Working Paper 2021.1.4.08 - Vol 1, No 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG TRONG NGÀNH THỜI TRANG Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA VIỆT NAM Trần Thị Tú Uyên1, Đặng Thái Thanh Thảo, Phan Thị Phương Thảo K57 Viện Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Nguyễn Thị Thùy Vinh2 Bộ môn Nghiệp vụ Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời trang của người tiêu dùng ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Dựa vào lý thuyết mô hình khối lập phương Hành vi tiêu dùng bền vững SCB (Sustainable Consumption Behaviour) và Thuyết hành vi có hoạch định (The theory of Planned Behaviour), nghiên cứu đã thu thập và xử lý 282 mẫu qua phần mềm SPSS với mô hình hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của người tiêu dùng về mức độ khó/dễ của hành vi có tác động lớn nhất tới hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang. Bên cạnh đó, nếu người tiêu dùng nhận thức được tính năng vượt trội của các sản phẩm thời trang có yếu tố bền vững như thoải mái, bền lâu hoặc thân thiện với môi trường thì họ sẽ có nhiều khả năng mua sắm bền vững hơn dù phải trả một mức giá cao hơn. Từ kết quả đó, nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất đối với doanh nghiệp, các cơ quan chức năng và các nhà hoạch định chính sách, nhằm tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng Việt Nam. Từ khóa: hành vi tiêu dùng bền vững, ngành thời trang, Việt Nam FACTORS INFLUENCING SUSTAINABLE CONSUMPTION BEHAVIOURS IN FASHION INDUSTRY OF VIETNAM URBAN AREAS Abstract The purpose of this paper is to determine influencing factors of sustainable consumption behaviour in fashion industry of big cities in Vietnam. Based on the theory of Sustainable Consumption Behavour Cube Model and The theory of Planned Behaviour, data was collected through survey questionnaires with a diverse set of 282 responses and the results was analyzed 1 Tác giả liên hệ, Email: uyen238k57@gmail.com 2 Tác giả liên hệ, Email: vinhntt@ftu.edu.vn FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 4 (07/2021) | 115 by the SPSS software with regression model. Findings reveal that the consumers’ perception whether it is easy or not to practice sustainable consumption has the strongest effect on consumers’ sustainable behaviours in fashion industry. Consumers have a high tendency to choose fashion items sustainably if they are aware of products’ outstanding functionality (eg. comfortability, durability and environmental – friendliness) despite the premium price. Hence, the paper affirms the significant impact of Perceived behaviour control and further discovers the influence of Price Insensitivity on Sustainable consumption behaviour in the context of Vietnam fashion industry. Keywords: sustainable consumption behaviour, fashion industry 1. Giới thiệu chung Trong bối cảnh phát triển kinh tế và chuỗi giá trị toàn cầu, thói quen tiêu dùng dư thừa so với nhu cầu ngày càng trở nên phổ biến. Thực trạng này có phần bị thúc đẩy bởi nỗ lực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh giá rẻ bằng cách ép giá lao động, gây ra sự mất cân bằng xã hội và cắt bỏ các khoản phí xử lý rác và chất thải, dẫn đến tăng lượng rác thải, khai thác tài nguyên quá độ và ô nhiễm môi trường (Schor, 2005). Những sản phẩm đến từ các doanh nghiệp như vậy thường có chất lượng thấp, do đó nhanh chóng bị đào thải, làm giảm mức độ hài lòng của người tiêu dùng và tạo ra vòng tuần hoàn mua sắm – thải bỏ liên tục. Điều này không chỉ rút ngắn vòng đời sản phẩm, gây sức ép lên môi trường và gây bất ổn xã hội mà còn làm giảm sự hài lòng với cuộc sống của người tiêu dùng (Dhandra, 2019). Bức tranh toàn cảnh đó đã dấy lên nhu cầu bức thiết về một lối sống bền vững, phát triển kinh tế mà không gây hại đến những khía cạnh lớn khác của đời sống con người. Riêng ngành thời trang - ngành tiêu dùng cá nhân lớn thứ hai chỉ sau thực phẩm đã tạo ra khoảng 20% lượng nước thải trên thế giới và thải ra nửa triệu tấn vi sợi tổng hợp hàng năm vào đại dương (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, 2019). Ngành công nghiệp này tiêu thụ lượng nước lớn thứ hai trên thế giới và thải ra lượng carbon nhiều hơn cả lượng khí thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, 2019). Xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng đã dẫn đến tỷ lệ tiêu thụ quần áo cao, tuổi thọ của nhiều sản phẩm thời trang bị rút ngắn và lượng chất thải dệt may ngày càng tăng (Dissanayake và Sinha, 2015). Hiện nay, một người tiêu dùng trung bình mua nhiều hơn 60% lượng quần áo trong khi mỗi món đồ chỉ có vòng đời dài bằng một nửa so với 15 năm trước (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, 2019). Để đảm bảo được mức giá cạnh tranh của những sản phẩm thời trang nhanh này, những người lao động lương thấp, lao động bất hợp pháp phải hứng chịu điều kiện sống và lao động ngày càng tồi tệ (Cumming, 2002; Mark, 2005). Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp nhẹ là chủ lực, trong đó, ngành dệt may xếp thứ hai trong tổng sản lượng xuất khẩu, ảnh hưởng lớn tới GDP toàn quốc, tạo thu nhập cho khoảng 2,5 triệu người lao động (Kim, 2020). Trên phương diện tiêu dùng, thời trang xếp thứ tư trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người Việt Nam (VNR, 2018) và trong Quý 2 năm 2020, mua sắm quần áo là mục đích thứ hai cho khoản tiền nhàn rỗi (Nielsen, 2020). Như vậy, thời trang là ngành công nghiệp có ảnh hưởng lớn tới kinh tế và đời sống. Vì vậy, để cải thiện m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: