Danh mục tài liệu

Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học của sinh viên - từ tổng quan lý thuyết tới mô hình thực nghiệm

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 674.84 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học của sinh viên - từ tổng quan lý thuyết tới mô hình thực nghiệm hướng tới việc tổng hợp các cách tiếp cận trong nghiên cứu về hiện tượng nghỉ học của sinh viên hiện nay, từ đó đề xuất một mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học của sinh viên - từ tổng quan lý thuyết tới mô hình thực nghiệm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 3 (2022) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ HỌC CỦA SINH VIÊN - TỪ TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TỚI MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM Nguyễn Thiều Tuấn Long Khoa Xã hội học và Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: tuanlong.dhkh@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 28/4/2022; ngày hoàn thành phản biện: 6/5/2022; ngày duyệt đăng: 4/8/2022 TÓM TẮT Nghỉ học không phải là một hiện tượng hiếm gặp trong nền giáo dục đại học hiện đại. Có nhiều lý do dẫn đến quyết định nghỉ học của sinh viên. Các lý do ấy thường xuất phát từ bên trong / bản thân người học (personal) và cả những lý do xuất phát từ bên ngoài / thiết chế (institutional). Bài viết này hướng tới việc tổng hợp các cách tiếp cận trong nghiên cứu về hiện tượng nghỉ học của sinh viên hiện nay, từ đó đề xuất một mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai. Từ khóa: Nghỉ học, yếu tố cá nhân, yếu tố thiết chế. 1. MỞ ĐẦU Việc sinh viên nghỉ học tại các trường đại học đặt ra một câu hỏi lớn cho các cơ sở giáo dục về nguyên nhân dẫn tới các quyết định này của sinh viên. Đã có nhiều nghiên cứu được đưa ra nhằm xác định đâu là lực kéo (pull out) và lực đẩy (push-out) khiến các sinh viên lần lượt từ bỏ các cam kết ngầm ẩn mà họ đã đưa ra ngay từ đầu khi tham gia vào các chương trình đào tạo. Quyết định nghỉ học của sinh viên không chỉ là một lựa chọn cá nhân. Các liên kết xã hội giữa cá nhân với với không gian sinh sống , bao gồm môi trường văn hóa và bối cạnh xã hội đã mang lại những thông tin đầu vào hữu ích để sinh viên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định của mình về việc có tiếp tục theo đuổi chương trình học hay không. Do đó, khó có một cách giải thích nào hoàn toàn phù hợp để lý giải về hiện tượng này nễu mỗi ngành khoa học đều chỉ dựa vào các kỹ thuật thực nghiệm và góc nhìn hạn hẹp của mình để đưa ra phán đoán. Lúc này, một nghiên cứu thực nghiệm được phát triển lên từ cách tiếp cận tổng tích hợp từ nhiều lý thuyết, nhiều góc nhìn và đa khía cạnh để có thể giúp tạo ra một mô hình đo lường phù hợp hơn cho chủ đề này. 105 Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học của sinh viên - từ tổng quan lý thuyết … 2. NỘI DUNG Vấn đề nghỉ học của sinh viên là một hiện tượng xã hội phức tạp vì có mối liên hệ giữa nhiều bên liên quan (người học – gia đình - nhà trường – xã hội) ngay cả khi đặt chúng trong cùng một bối cảnh xã hội nhất định. Vì tính chất phức tạp này, chúng đang được nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau từ các lĩnh vực khác nhau bao gồm các khía cạnh cụ thể như nhân khẩu học (demography), tâm lý người học (psychology process), vấn đề chăm sóc sức khỏe (health care issue), định chế giáo dục (education / academic institution), cách tiếp cận văn hóa và tập tính xã hội (habitus and culture field), hoàn cảnh gia đình (family circumstances), bất bình đẳng xã hội (socail inequality) và cả yêu cầu của thị trường việc làm (job market requier) … Dựa trên cách tiếp cận tương tác (interactionalist theory), Tinto cho rằng, việc nghỉ học của một sinh viên nên được hiểu là một quyết định được tích lũy, cân nhắc và chuyển hóa trong một thời gian dài diễn ra tương tác giữa người học với cơ sở đào tạo, và với cả các cấu trúc giáo dục của xã hội (Tinto, 1994). Chúng có thể còn bao gồm các yếu tố như giới tính, chủng tộc, các vấn đề cá nhân và cả năng lực theo đuổi chương trình học (bao gồm kinh nghiệm được tích lũy trước đó và động lực hoàn thành chương trình). Một số các đặc tính còn lại có mối liên hệ với hoàn cảnh của gia đình, thậm chí là điều kiện kinh tế, xã hội, hệ giá trị, trình độ học vấn của bố mẹ cùng các kỳ vọng về thành công về sự nghiệp trong tương lai (Marco Romito, 2020). Từ các cách tiếp cận kể trên, ta có thể tổng hợp lại thành hai nhóm yếu tố chính dẫn tới quyết định nghỉ học của sinh viên, gồm (1) Nhóm các yếu tố bên trong (internal factors) / Nhóm các yếu tố cá nhân (personal factors) và (2) Nhóm các yếu tố bên ngoài (external factors) / Nhóm các yếu tố thiết chế (institutional factors). Bài viết này sử dụng cách tiếp cận theo góc độ cá nhân và góc độ thiết chế. Trong mỗi nhóm yếu tố này lại tồn tại các yếu tố có nội hàm nhỏ hơn mà thông qua việc triển khai đo lường các yếu tố này, nhà nghiên cứu có thể triển khai các nghiên cứu thực nghiệm nhằm chỉ ra đâu là lý do chính dẫn tới quyết định nghỉ học của sinh viên. 2.1. Cách tiếp cận từ góc độ cá nhân Tiếp cận việc nghỉ học từ góc độ cá nhân là cách tiếp cận có xuất phát từ việc xem người học là chủ thể hành động (actor) – ta hiểu rằng ở đ ...

Tài liệu có liên quan: