Danh mục tài liệu

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.69 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu gồm 26 NHTM. Thông qua phương pháp SGMM cho dữ liệu bảng, kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản của năm trước (LIQR), tính thanh khoản của NHTM (LIQ), biến số tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LTA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CRD), tỷ lệ nguồn vốn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đến rủi ro thanh khoản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁCNGÂN HÀNG TMCP - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Triệu Tuyết Mẫn1 1. Lớp D19TC01. Khoa Kinh tếTÓM TẮT Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàngthương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Nghiên cứu sử dụng các phương pháphồi quy dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu gồm 26 NHTM. Thông qua phương pháp SGMM cho dữliệu bảng, kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản của năm trước (LIQR), tính thanh khoản củaNHTM (LIQ), biến số tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LTA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CRD), tỷ lệnguồn vốn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đến rủi rothanh khoản. Kết quả nghiên cứu cũng chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về cácyếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến rủiro thanh khoản tại Việt Nam. Nghiên cứu kỳ vọng gợi ý chính sách cho các ngân hàng thươngmại tại Việt Nam để quản trị rủi ro thanh khoản. Từ khóa: Ngân hàng, Ngân hàng thương mại, Rủi ro, Rủi ro thanh khoản, Thanh khoản.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi hàng hóa kinhdoanh là tiền tệ, chính vì tính đặc biệt này mà hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là đem lạihiệu quả to lớn cho nền kinh tế, vừa là lĩnh vực có khả năng xảy ra rủi ro rất cao. Có thể nói,rủi ro thanh khoản (RRTK) là rủi ro nguy hiểm nhất, đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng(Eichberger & Summer, 2005). Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến sự biến độngcủa các yếu tố; sự thay đổi cung, cầu thanh khoản dẫn đến RRTK từ đó tác động đến khả năngsinh lời và sự an toàn của ngân hàng (Chen, Chen & Wei, 2009). Nếu việc thiếu vốn khả dụngkéo dài, chậm khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, giảm khả nănghuy động vốn và khả năng sinh lời của chính ngân hàng đó. Và nghiêm trọng hơn khi ngânhàng phải đối mặt với tình huống người gửi tiền tiến hành rút tiền ồ ạt trong hệ thống mà lượngvốn khả dụng không đảm bảo; điều này có thể đẩy ngân hàng thương mại (NHTM) đến bờ vựcphá sản, bị bán hoặc sát nhập và cuối cùng có thể dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng tài chínhcủa một quốc gia. Các nghiên cứu riêng về RRTK khá phổ biến và đa dạng. Nhiều nghiên cứu liên quan đếnRRTK nhưng chỉ tập trung phân tích các nguyên nhân gây ra RRTK (Ahmed, Ahmed, & Naqvi,2011; Angora & Roulet, 2011; Bonfim & Kim, 2014; Bunda & Desquilbet, 2008; Horváth,Seidler, & Weill, 2012; Vodova, 2011) hoặc nghiên cứu về quản trị RRTK nhằm ổn định ngânhàng (Acharya & Naqvi, 2012). Xét trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, hiện nay vẫncó tương đối ít nghiên cứu về các yếu tố tác động đến RRTK của NHTM. 243 Việc nghiên cứu vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là vô cùng cần thiết, nếucác ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt thì không những giúp cho thị trường tài chính ổn địnhmà nền kinh tế đất nước sẽ vận hành tốt. Đặc biệt, trong điều kiện của Việt Nam (VN) hiện nay,những vấn đề về thanh khoản đang được quan tâm hàng đầu và thường được đưa ra từ đầu nămđể trong năm đó có thể quản lý tốt. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các yếutố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Quốc tế Aspachs (2005) cho thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng có mốitương quan nghịch với thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, thanh khoản của ngân hàng cònchịu sự tác động của nhân tố bên ngoài như là khả năng nhận hỗ trợ từ NHTW. Lucchetta (2007) đã sử dụng dữ liệu bảng bất cân xứng trong giai đoạn 1998-2004, tậpdữ liệu bao gồm các bảng cân đối và báo cáo thu nhập của 5066 ngân hàng thuộc các quốc giaChâu Âu để kiểm tra mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư và cho vay trên thị trường liên ngânhàng trong điều kiện lãi suất thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế, chínhsách tiền tệ (đại diện bởi lãi suất ngắn hạn) đã ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Bunda & Desquilbet (2008) cho thấy các ngân hàng có quy mô càng lớn thì thanh khoảncàng kém và rủi ro thanh khoản càng lớn. Nghiên cứu đã bổ sung rằng hệ số vốn chủ sở hữu trêntổng tài sản càng cao kéo theo tài sản thanh khoản càng cao. Nhân tố lãi suất cho vay được xemxét để đánh giá khả năng mang lại lợi nhuận từ việc cho vay, có tác động tích cực đến thanh khoảncủa ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay lại tác động tiêu cực đến thanh khoản trong trườnghợp cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô trong mô hình nghiên cứu cũngcó kết quả tác động đến thanh khoản của ngân hàng như: tỷ lệ chi tiêu công trên GDP, yếu tố tỷlệ lạm phát tác động tích cực đến thanh khoản. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy rằng khủnghoảng tài chính tác động cùng chiều với RRTK trong trường hợp cơ chế tỷ giá cố định (fixedregimes) và tác động ngược chiều trong trường hợp cơ chế tỷ giá mềm (soft peg regime). Vodová (2011, 2013) cho thấy thanh khoản có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu,lãi suất tín dụng ở cả ba quốc gia, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất liên ngân hàng ở Czech và Phần Lan. Inoca Munteanu (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàngthương mại Romania, thanh khoản được đo lường bằng 2 hệ số thanh khoản. Kết quả phân tíchhồi quy sử dụng dữ liệu bảng của 27 ngân hàng giai đoạn 2002 – 2010 đã cho thấy rằng cácnhân tố hệ số an toàn vốn, tỷ lệ thất nghiệp và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùngchiều với thanh khoản của ngân hàng. Riêng biến lạm phát lại tác động đến thanh khoản theotừng giai đoạn: giai đoạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: