Việc cho và nhận phản hồi nên diễn ra suốt giai đoạn huấn luyện chủ động khi người huấn luyện và nhân viên cùng xác định các vấn đề cần thực hiện, cùng triển khai kế hoạch hành động và đánh giá kết quả. Có sự khác biệt giữa lời khen tặng và sự phản hồi tích cực, cũng như giữa lời chỉ trích với phản hồi tiêu cực. Khen tặng đơn giản chỉ là lời ca ngợi một hành động được thực hiện xuất sắc: “Anh đã làm rất tốt việc thuyết minh sản phẩm mẫu đó”. Phản hồi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA CUỘC HUÂN LUYỆN - 5
Cho và nhận thông tin phản hồi
Cho và nhận thông tin phản hồi là một phần quan trọng trong công tác huấn luyện
và giám sát nói chung. Việc cho và nhận phản hồi nên diễn ra suốt giai đoạn huấn
luyện chủ động khi người huấn luyện và nhân viên cùng xác định các vấn đề cần
thực hiện, cùng triển khai kế hoạch hành động và đánh giá kết quả.
Có sự khác biệt giữa lời khen tặng và sự phản hồi tích cực, cũng như giữa lời chỉ
trích với phản hồi tiêu cực. Khen tặng đơn giản chỉ là lời ca ngợi một hành động
được thực hiện xuất sắc: “Anh đã làm rất tốt việc thuyết minh sản phẩm mẫu đó”.
Phản hồi tích cực là lời khen ngợi nhưng ở mức độ cao hơn bằng cách xác định cụ
thể các hành động xuất sắc. “Tôi thích cách anh thuyết minh mẫu sản phẩm này.
Cách anh mở đầu bằng phần giới thiệu những thách thức kỹ thuật tiềm ẩn, sau đó
trình bày biện pháp giải quyết những thách thức đó, và kết thúc bằng minh họa
thực tế đã giúp tất cả chúng tôi hiểu rõ về công nghệ đó”.
Chỉ trích và phản hồi tiêu cực cũng tương tự. Chỉ trích là lời chê bai chung chung,
không giải thích cụ thể: “Màn thuyết trình đó thật tệ. Người xem nào cũng cảm
thấy nhàm chán hoặc rối rắm”. Trái lại, phản hồi tiêu cực cung cấp nhiều chi tiết
hơn: “Tôi nghĩ là bài thuyết trình của anh còn thiếu tính tổ chức. Lẽ ra anh nên
giới thiệu cách thức hoạt động của sản phẩm mẫu ấy. Quả thật, trong vai trò một
khán giả, tôi cũng không nắm rõ về những thách thức kỹ thuật cũng như những
vấn đề mà sản phẩm ấy có thể giải quyết”.
Khi đưa ra lời phản hồi, bạn nên:
* Tập trung vào việc cải thiện năng lực thực hiện. Đừng dùng ý kiến phản hồi chỉ
để chỉ trích hay nhấn mạnh kết quả yếu kém. Cần lưu ý đến việc thực hiện yếu
kém, nhưng đồng thời cũng cần phải khẳng định, tăng cường sự phản hồi về
những phần việc được thực hiện tốt. Điều đó sẽ giúp nhân viên học hỏi được từ
những gì họ đã làm đúng.
* Tập trung phản hồi về tương lai. Hãy tập trung vào những vấn đề có thể điều
chỉnh và cải thiện trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng nếu hành vi hay hành
động của cấp dưới chỉ xảy ra trong nhất thời, bạn có thể cho họ cơ hội thực hiện
lại.
* Đưa ra phản hồi kịp thời. Cố gắng đưa ra ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt sau
khi bạn quan sát được hành vi mà bạn muốn điều chỉnh hoặc củng cố. Chỉ trì hoãn
khi bạn cần phải thu thập mọi thông tin cần thiết. Mặt khác, nếu hành vi mà bạn
quan sát được đang ở mức cao trào, hãy cho mọi người thời gian bình tĩnh lại.
* Tập trung vào cách hành xử chứ không phải vào tính tình, thái độ và nhân cách.
Điều này sẽ khiến nhân viên không có cảm giác là mình đang bị công kích cá nhân.
* Tránh nói chung chung. Thay vì nói: “Phần trình bày của anh trong buổi họp vừa
rồi rất hiệu quả”, hãy nói một điều gì cụ thể hơn như: “Những hình ảnh đồ họa mà
anh dùng trong buổi thuyết trình của mình thật hiệu quả cho việc trao đổi thông
điệp”.
* Hãy chân thành. Hãy đưa ra phản hồi với mục đích giúp nhân viên cải thiện.
* Hãy thực tế. Hãy tập trung vào các yếu tố mà nhân viên có thể kiểm soát.
Vì phản hồi có tính chất hai chiều, nên bạn phải cởi mở đón nhận ý kiến phản hồi
cũng như sẵn sàng đưa ra phản hồi. Không có phản hồi từ người khác sẽ không thể
có giao tiếp. Và không có giao tiếp thì bạn không thể biết được liệu lời khuyên của
bạn có rõ ràng và hoàn chỉnh hay không, hay liệu việc huấn luyện của bạn có hữu
ích hay không. Vì thế hãy khuyến khích người được huấn luyện đưa ra ý kiến phản
hồi. “Những gì tôi trình bày có rõ ràng không?” “Có điểm nào anh thấy còn vướng
mắc không?”
Hãy hoàn toàn tập trung khi nhận ý kiến phản hồi của nhân viên. Hãy thể hiện sự
tập trung của bạn bằng cách thỉnh thoảng nhắc lại những gì bạn hiểu: “Nếu tôi
hiểu không nhầm thì hiện giờ anh không được nhận được sự hỗ trợ nào để thực
hiện công việc đúng cách và đúng thời gian, phải không?”
Hãy tách biệt sự thật với quan điểm. Ví dụ, nếu ai đó nói rằng bạn đã tính toán sai
và sau đó chỉ ra lỗi sai, đó là sự thật. Nhưng nếu người ấy nói: “Đề xuất của anh
không thể thực hiện được”, đó lại là quan điểm. Dĩ nhiên không nên xem thường
quan điểm – dù đó là quan điểm của bạn hay của người khác – nhưng cũng không
nên đặt chúng ngang hàng với thực tế đã được chứng minh. Vì thế hãy kiểm chứng
lại nếu ý kiến phản hồi xuất phát từ quan điểm. Hãy cố chuyển quan điểm thành
thông tin cụ thể. Ví dụ, nếu người khác nói rằng bạn có vẻ không quan tâm đến kế
hoạch huấn luyện mà anh ta lập ra, đừng nói: “Anh sai rồi. Tôi vẫn quan tâm đấy
chứ” mà hãy nói: “Tôi đã nói gì hoặc làm gì khiến anh nghĩ là tôi không quan tâm
đến kế hoạch của anh vậy?”. Điều đó cũng tương tự trong trường hợp ý kiến phản
hồi tích cực. Nếu cấp dưới nói rằng đề xuất huấn luyện của bạn thật hữu ích, hãy
hỏi cụ thể hơn. “Những đề xuất của tôi có ích cho anh như thế nào?” “Liệu có còn
thêm điều gì tôi có thể làm để hỗ trợ anh về vấn đề này không?”
Khi bạn yêu cầu làm rõ, đừng đặt người đối thoại vào thế phòng thủ. Thay vào đó
hãy:
* Sẵn sàng đón nhận c ...
CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA CUỘC HUÂN LUYỆN - 5
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.27 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hoạt động nhóm nội dung huấn luyện huấn luyện hiệu quả chiến lược đào tạo nắm bắt tâm lý nhân tố thành côngTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - PGS.TS. Đặng Đình Bôi
18 trang 166 0 0 -
Giáo trình Kỹ năng mềm - Trường CĐN Đà Lạt
21 trang 106 0 0 -
Thế nào là thấu hiểu người tiêu dùng ?
3 trang 40 0 0 -
24 trang 36 0 0
-
Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua hoạt động nhóm
4 trang 35 0 0 -
6 trang 35 0 0
-
Tâm lý đạo đức - CHỈ TRÍCH VÀ CHỈ LỖI
21 trang 35 0 0 -
nhà lãnh đạo - bản chất của sự lãnh đạo
15 trang 34 0 0 -
Cách thức đàm phán với người Mỹ hiệu quả
5 trang 33 0 0 -
KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC GIỜ SINH HOẠT LỚP
20 trang 32 0 0