Danh mục tài liệu

Cách chữa ăn uống khó tiêu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.38 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, bột nhưng lại ăn ít rau quả tươi, ăn uống không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày, uống nhiều bia rượu, cà phê, chè đặc, hút thuốc... thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa.Về khía cạnh y học cổ truyền, rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện đa dạng dưới đây:Do tích thực:Có biểu hiện như ợ nặng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc đầy bụng khó tiêu. Với trường hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách chữa ăn uống khó tiêu Cách chữa ăn uống khó tiêu Ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, bột nhưng lại ăn ítrau quả tươi, ăn uống không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày, uống nhiều biarượu, cà phê, chè đặc, hút thuốc... thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng,khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Về khía cạnh y học cổ truyền, rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện đa dạngdưới đây: Do tích thực: Có biểu hiện như ợ nặng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặcđầy bụng khó tiêu. Với trường hợp này phải làm tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thứcăn tích đọng trong dạ dày). Có thể dùng sa nhân 12g, củ gấu (giã dập sao vàng)16g, vỏ quýt sao thơm 12g, chỉ xác 10g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, nấu cònlại 150 ml nước để uống. Người lớn uống 2 - 3 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 4- 6 lần trong ngày. Do đờm ngưng đọng: Có biểu hiện như ở phía dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều, ngứa cổhọng, ho nhiều. Trong trường hợp này phải tiêu đờm, giáng nghịch (làm tiêu tánđờm và không cho khí nghịch lên). Có thể dùng trần bì (vỏ quýt) sao thơm 16g,bán hạ (tẩm nước ngừng) 12g, gừng sống 10g, cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹcòn 100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4lần trong ngày. Do thương thực, nôn mửa: Biểu hiện nôn ra mùi chua, khẳm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, đau bụng,chán ăn. Trong trường hợp này phải tiêu đạo, hòa trung (tiêu hóa thức ăn điều hòatỳ vị). Có thể dùng hoắc hương 12g, vỏ quýt sao thơm 10g, củ sả 8g, vỏ rụt 12g,gừng tươi 12g, hạt củ cải 12g, sa nhân 6g. Cho tất cả vào 400 ml nước, nấu kỹ còn200 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lầntrong ngày. Đau bụng do ăn đồ ăn sống, lạnh, ôi thiu: Biểu hiện bụng đau dữ dội, gặp lạnh thì đau thêm, chườm nóng thì đỡ đau,miệng không khát, nước tiểu trong, phân sệt (hoặc loãng). Trong trường hợp nàycần ôn ấm tỳ vị, tán hàn. Có thể dùng giềng sao khô 16g, củ gấu sao vàng 10g, sanhân 6g, củ sả 8g, vỏ quýt sao vàng 18g. Cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹ còn100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em 4 lần trong ngày. Đau bụng tiêu chảy do hàn thấp: Biểu hiện đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều lần (mỗi ngày 5 lần trở lên),phân loãng có nhiều nước, mùi phân chua hoặc khẳm, người mệt mỏi, khôngmuốn ăn. Trong trường hợp này phải tán hàn trừ thấp. Có thể dùng giềng sao khô20g, búp ổi sao khô 16g, củ gấu sao vàng 20g, củ sả sao vàng 12g, gừng tươi 8g.Tất cả cho vào 400 ml nấu kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc, người lớn chia uống 2lần trong ngày, trẻ em chia 4 lần trong ngày. Hoắc loạn do hàn thấp: Biểu hiện nôn mửa, đồng thời đi ngoài dữ dội, bụng đau quặn rất khó chịu,kèm theo mót rặn, mồ hôi toát ra chân tay lạnh, sau đi ngoài toàn nước đục, mùikhông hôi lắm, người mệt mỏi. Trong trường hợp này cần phải tán hàn, trừ thấp ôn trung (ấm tỳ vị), giải trừtrọc uế. Có thể dùng hoắc hương 30g, hậu phác 20g, trần bì (vỏ quýt sao vàng)20g, vỏ rụt (nam mộc hương) 30g, gừng tươi 10g. Cho tất cả vào 400 ml, nấu kỹlấy 200 ml nước thuốc. Người lớn chia 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lầntrong ngày.