Danh mục tài liệu

Cách mạng công nghiệp 4.0 – xu hướng thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.72 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về: Cách mạng công nghiệp 4.0 và tầm ảnh hưởng của nó; Xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới; Việt Nam và mức độ kỹ thuật số hóa, cùng một số ý kiến về định hướng của nhà nước, giải pháp cho doanh nghiệp trong việc thúc đẩy kỹ thuật số hóa trong sản xuất kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng công nghiệp 4.0 – xu hướng thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – XU HƯỚNG THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM INDUSTRY 4.0 – GLOBAL TRENDS AND SOLUTIONS FOR VIETNAMESE NTERPRISES Phan Trọng An, Phan Như Hiền Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà nẵng anpt@due.edu.vn; hienpn@due.edu.vn Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 với hệ thống kỹ thuật số hóa, hướng đến giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về: Cách mạng công nghiệp 4.0 và tầm ảnh hưởng của nó; xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới; Việt Nam và mức độ kỹ thuật số hóa, cùng một số ý kiến về định hướng của nhà nước, giải pháp cho doanh nghiệp trong việc thúc đẩy kỹ thuật số hóa trong sản xuất kinh doanh. Từ khóa: Công nghiệp 4.0, ảnh hưởng, giải pháp, doanh nghiệp. Abstract Industry 4.0, or the Fourth industrial revolution, is the combination of Cyber – physical systems (CPS), digital systems, the Internet, the Internet of Things (IoT), and Artificial intelligence (AI). With the support of smart digitalization, Industry 4.0 plays a crucial role in improving business performance and creating value for consumers. In this paper, the author aims to explore the concept of Industry 4.0 and its impact, the developing trends within Industry 4.0 across the world and within Vietnam, and the digitalization of business enterprises. It will also offer some suggestions for how governments and enterprises alike could foster greater digitalization in manufacturing and business. Key words: Industry 4.0, impact, solutions, enterprises 1. Đặt vấn đề Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam hiểu biết về nó vẫn đang ở dạng sơ khai. Việc nghiên cứu, trao đổi và chia sẻ nhằm giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thể hiểu biết và tận dụng tốt cơ hội phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng hợp tác thu hút các doanh nghệp đổi mới trong quá trình phát triển là điều rất cần thiết. 2. Giới thiệu về cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Giới thiệu về cách mạng công nghiệp 4.0 Cho đến bây giờ, chúng ta đã qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Thứ nhất, cách mạng công nghiệp 1.0 (1784) là sự xuất hiện của động cơ hơi nước. Động cơ hơi nước tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Thứ hai, cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) là khi động cơ điện ra đời, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước. Thứ ba, cách mạng công nghiệp 3.0 (1969) là khi bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ mà hiện nay chúng ta đang thụ hưởng. Hiện nay là thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, đó là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Công nghệ 4.0 sẽ giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Minh chứng của Công nghệ 4.0 đó là Robot Sophia, cô ấy đã được cấp quyền công dân của Saudi Arabian. Sophia được tiến sĩ người Mỹ David 746 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Hanson, nhà sáng lập công ty robot Hanson Robotics chế tạo ra tại Hong Kong, nơi mà ông cùng gia đình đã dời đến để phát triển sự nghiệp, vì có chi phí thấp và đội ngũ kỹ sư chất lượng. Hiện tại, Trung Quốc có tới 35% robot là tự sản xuất. Trong đó, Hong Kong có thể xem là 'thánh địa' của robot, cũng là nơi thu hút các kỹ sư, nhà thiết kế, công ty robot như trường hợp Hanson Robotics. Đây là công ty sản xuất robot hàng đầu thế giới về công nghệ, nơi sản xuất ra những con robot giống người nhất như các robot trước đó là robot Albert Einstein HUBO, ALICE, Han, Jules, Zeno... mà Sophia được chính Hanson xác nhận là phiên bản mới nhất, vượt trội nhất. Với trí thông minh nhân tạo vượt trội so với các thế hệ robot phổ biến hiện nay, cụ thể là Sophia có thể mô phỏng được hơn 62 biểu cảm khuôn mặt chỉ con người mới có nhờ camera cực nhạy ở trong mắt, phối hợp phân tích của thuật toán máy tính dựa trên phần mềm MindCloud™. 2.2. Tầm ảnh hưởng của cách ...

Tài liệu có liên quan: