Danh mục tài liệu

Cải cách của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát thế kỷ XVII và con đường đến với Nho giáo ở Đàng Trong

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc cải cách vào giữa thế kỷ XVIII của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, bộ máy tổ chức nhà nước, v.v… với việc thay đổi trang phục, đặt lại niên hiệu và nhất là vận dụng triết lý và nguyên tắc trị nước của Nho giáo là kết quả tất yếu của một quá trình thâm nhập và lan tỏa ảnh hưởng của Nho giáo ở Đàng Trong. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát thế kỷ XVII và con đường đến với Nho giáo ở Đàng TrongNghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 201462HUỲNH THỊ ANH VÂN*CẢI CÁCH CỦA VÕ VƯƠNG NGUYỄN PHÚC KHOÁTTHẾ KỶ XVIII VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI NHO GIÁO ỞĐÀNG TRONGTóm tắt: Sau gần 200 năm kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến ThuậnHóa, các chúa Nguyễn đã giữ vững và không ngừng mở rộng lãnhthổ về phía Nam, đồng thời tự thích ứng với hoàn cảnh mới để tồntại và phát triển. Cuộc cải cách vào giữa thế kỷ XVIII của VõVương Nguyễn Phúc Khoát trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xãhội, bộ máy tổ chức nhà nước, v.v… với việc thay đổi trang phục,đặt lại niên hiệu và nhất là vận dụng triết lý và nguyên tắc trịnước của Nho giáo là kết quả tất yếu của một quá trình thâm nhậpvà lan tỏa ảnh hưởng của Nho giáo ở Đàng Trong. Đây là sự lựachọn mang tính quyết định nhằm khẳng định tính chính danh vàhợp pháp của chúa Nguyễn trên toàn bộ lãnh thổ, đặc biệt là ởnhững vùng đất mới.Từ khóa: Đàng Trong, Nho giáo, Nguyễn Phúc Khoát, thế kỷ XVIII.1. Dẫn nhậpTrong bài viết “Thay đổi trang phục dưới thời Võ Vương hay là sựkhủng hoảng về tôn giáo vào thế kỷ XVIII”, Những người bạn cố đôHuế/ BAVH 1915, L. Cadière đã tìm cách lý giải sự kiện Võ VươngNguyễn Phúc Khoát (1738 -1765) ban bố đạo luật thay đổi trang phụccủa dân chúng Đàng Trong (An Nam) dựa trên những thông tin mà ôngtập hợp được, chủ yếu là ở khía cạnh tôn giáo. Dựa vào một số tài liệucủa các linh mục Koffler và Fabre về sự mâu thuẫn giữa những ngườitheo Phật giáo và những người theo Công giáo đương thời. L. Cadièrenhận định, những thiên tai như núi lở, động đất, bồi lấp cửa sông1… đềuđược cho là “sự nổi giận của Trời”, là “tai họa giáng xuống do bởi cácthần linh tức giận và ganh ghét đối với con dân của vua đã từ bỏ cúng báivà thiết lập bàn thờ để thờ các thần linh xa lạ của những người Tây*ThS., Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.Huỳnh Thị Anh Vân. Cải cách của Võ vương…63Phương là những người đi xâm chiếm vương quốc”. Trong tình hình ấy,“các nhà sư đã cố gắng để kéo vị vua mới về phía chống lại Công giáo”2.Ông cho rằng, “hình như vào thời đó nước An Nam đang lâm vào một sựkhủng hoảng tôn giáo, một cơn sốt về những lời tiên tri. Người ta cứ chờđợi một việc gì sẽ xảy ra và tất cả sự kiện xảy đến bình thường hay kỳ lạđều cho là liên quan đến sự chờ đợi sốt ruột ấy”3.Mặt khác, để lý giải vấn đề, L. Cadière nhắc đến một lời sấm truyền“Bát thế hoàn trung đô” như một trong những cơ sở cốt yếu nhất để VõVương đưa ra quyết định này. Ông dẫn lời của Johannis Koffler trongmột câu chuyện kể về hoàn cảnh Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát tiếpnhận lời tiên tri: “Xuất phát từ một lời tiên tri, hay nhiều lời tiên tri đượcloan truyền trong dân gian nên đã có những cải cách ấy [...]. Mới xemqua tình hình như mối liên quan chỉ có trong việc thay đổi trang phục.Nhưng nếu xét kỹ hơn về hai câu nói của nhà viết sử như vừa nêu trên4,cũng như nhận xét về vị trí của hai câu nói đó, sau khi đã kể tên mọi sựthay đổi mà Võ Vương đã làm, thì người ta thấy các thay đổi đó đều cóliên quan chặt chẽ đến lời tiên tri. Chính vì lời tiên tri đó mà Võ Vươngcũng như dân bắt đầu hình thành một kỷ nguyên mới”5. Những thay đổi,theo cách gọi của L. Cadière là “cải cách”, là “để thay đổi cái tình thế đãxảy ra những đồn đại lan tràn trong vương quốc”6.Đi vào chi tiết, có thể hình dung hình thức trang phục mà Võ VươngNguyễn Phúc Khoát yêu cầu dân chúng thay đổi như sau: “Nam nữ sĩ thứtrong nước đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áochít bắt đầu từ đây. Trang phục nhà cửa đồ dùng hơi giống thể chế MinhThanh, thay đổi hết thói cũ hủ lậu của Bắc Hà, thay đổi quan phục thamkhảo chế độ của các triều đại Trung Quốc, chế ra phẩm phục thường triều,đại triều, lấy làm mô thức, ban hành trong nước, văn chất đủ vẻ”7.Tuy nhiên, nhìn lại bối cảnh thời kỳ này, việc Võ Vương NguyễnPhúc Khoát cho thay đổi trang phục và thực hiện cải cách khác trên nhiềulĩnh vực của đời sống xã hội không chỉ là sự đối phó nhất thời trước lờitiên tri, mà còn là kết quả tất yếu của một quá trình vận động và biến đổitrong đời sống chính trị, xã hội Đàng Trong đã bắt đầu xuất hiện từ trướcđó khá lâu, đặc biệt là về mặt tư tưởng. Sự cải cách thời Võ Vương là sựthay đổi về tư duy chính trị và chuyển hướng sang tư tưởng Nho giáo, thểhiện rõ nét nhất qua việc đổi chính sóc, thay trang phục, đặt lại niên hiệu64Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2014và nhất là bắt đầu vận dụng triết lý và nguyên tắc trị nước của Nho giáovào việc vận hành chính quyền Đàng Trong.2. Bối cảnh xã hội Đàng Trong, tiền đề của cuộc cải cách thời VõVương Nguyễn Phúc KhoátBuổi đầu, chính quyền chúa Nguyễn được hình thành với cơ cấu tổchức theo hình thức Tam ty (từ năm 1614) khá đơn giản, bao gồm các cơquan trông coi về việc hình án, thu thuế, phát lương và tế tự lễ tiết. Trongđó, Ty Xá sai coi việc văn án từ tụng, do Đô tri và Ký lục giữ; Ty Tướngthần coi việc trưng thu tiền t ...