Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 267.23 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một sự hiểu biết sâu sắc các hệ thống pháp luật nước ngoài cũng như những rào cản đối với việc hoà nhập của hệ thống pháp luật trong nước là chìa khoá để tổng kết và đổi mới pháp luật1. Như đánh giá của các nhà luật học so sánh người Đức Zweigert và Kötz, “các nhà lập pháp trên toàn thế giới đều đã chỉ ra rằng, bằng nhiều cách thức khác nhau, các đạo luật tốt không thể được làm ra mà không có sự trợ giúp của luật so sánh”2. Việc sửa đổi Hiến pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi Một sự hiểu biết sâu sắc các hệ thống pháp luật nước ngoài cũng nhưnhững rào cản đối với việc hoà nhập của hệ thống pháp luật trong nước làchìa khoá để tổng kết và đổi mới pháp luật1. Như đánh giá của các nhà luậthọc so sánh người Đức Zweigert và Kötz, “các nhà lập pháp trên toàn thế giớiđều đã chỉ ra rằng, bằng nhiều cách thức khác nhau, các đạo luật tốt khôngthể được làm ra mà không có sự trợ giúp của luật so sánh”2. Việc sửa đổiHiến pháp của Việt Nam cũng phải được đặt trong bối cảnh so sánh với sựchuyển đổi hiến pháp của các nước khác trong khu vực. Những kinh nghiệmvề thành công và thất bại sẽ giúp cho Việt Nam tìm ra được những bài họccho những cải cách hiến pháp phù hợp. 1. Những cải cách mạnh mẽ để giải quyết các rào cản truyền thống Thái độ bi quan về quá trình du nhập pháp luật Trong phong trào dân chủ và giành độc lập khỏi thuộc địa phương Tây sauchiến tranh thế giới thứ hai, nhiều hiến pháp đã được ban hành ở các quốc gia châuÁ, như ở Nhật Bản (1947), Hàn Quốc (1948), Đài Loan (1946), Việt Nam (1946),Campuchia (1947), Malaysia (1957), Indonesia (1945), Mi ến Điện (1947),Philippines (1935), Brunei (1953) và Singapore (1963). Trong giai đo ạn này, cáctư tưởng tự do và dân chủ phương Tây đã du nhập vào phần lớn các quốc gia châuÁ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủ nghĩa hiến pháp đã bị chặn đứng bởi sự pháttriển của nhiều chính phủ độc đoán do một vài cá nhân hoặc quân sự cai trị ở toànbộ Đông Á trong những năm 1960. Hầu hết các quốc gia này không thể thực thitrên thực tế các nguyên tắc hiến định. Thậm chí ở các quốc gia ổn định và dân chủnhư Nhật Bản, Malaysia, Singapore, thì các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn dântộc và sự phát triển kinh tế cũng đã dẫn đến sự thống trị tuyệt đối của một đảngchính trị và sự hạn chế nhiều nguyên tắc của chủ nghĩa hiến pháp. Tiếp theo trongmột thời gian dài, lịch sử hiến pháp của nhiều quốc gia phương Đông bị thao túngbởi sự độc tôn của các chính phủ độc đoán: nền hành pháp mạnh và không thểkiểm soát; quyền lực cá nhân; sự can thiệp sâu của chính phủ vào các vấn đề kinhtế - xã hội; sự hạn chế các quyền cơ bản, tự do báo chí, chính trị đối lập, quyềnđộc lập tư pháp và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các lực lượng quân sự. Trên tổngsố 47 quốc gia châu Á, chỉ có 7 quốc gia được cho là “tự do”, 16 quốc gia “tự domột phần” và 23 quốc gia “không tự do”3. Trong một thời gian dài, sự thiếu vắngcác giá trị dân chủ, xã hội dân sự, hệ thống đảng phái chặt chẽ và sự tham chínhcủa các lực lượng quân sự đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, sự lạm dụng quyềnlực và thiếu hiệu quả của các thể chế chính trị. Nhiều học giả có cái nhìn bi quan về việc hiện thực hoá các tư tưởng hiến phápở châu Á. Theo Giuseppe De Vergottini, chủ nghĩa hiến pháp có ảnh h ưởng yếu ớtở châu Á. Có rất nhiều hiến pháp, nh ưng ít ví dụ cho một nhà nước hợp hiến4. Họviện dẫn những sự khác biệt cơ bản về văn hoá chính trị và pháp lý của các nướcphương Đông để lý giải về những “thất bại” hoặc “khó khăn” trong việc du nhậpcác tư tưởng pháp luật phương Tây. Các nhà nghiên c ứu pháp luật so sánh đặt vấnđề về các “giá trị châu Á” trong bối cảnh du nhập pháp luật ở các quốc gia n ày. Từnhiều năm nay, vấn đề về sự bất hợp giữa các quyền con người và các giá trị châuÁ đã rất được quan tâm nghiên cứu. Theo nhiều học giả bản địa, truyền thống châuÁ không phù hợp với khái niệm phương Tây về quyền con người dựa trên nềntảng của chủ nghĩa cá nhân. Theo truyền thống này, các cá nhân bị đặt dưới cộngđồng và trách nhiệm tập thể thì cao hơn các quyền cá nhân. Trong trật tự này, cácnghĩa vụ mang tính cộng đồng như nghĩa vụ đối với làng xã, quốc gia được đặt lêntrên các quyền chính trị và dân sự. Các tư tưởng phương Tây về quyền con người,dân chủ, nhà nước pháp quyền không phù hợp và bị cản trở bởi các “giá trị châuÁ”: Sự đề cao lợi ích tập thể của cộng đồng và xã hội; tôn trọng người già, trật tự,ổn định, gia đình, cộng đồng và quốc gia; đề cao giá trị của lao động nặng nhọc;đặt lợi ích gia đình trên những mong muốn cá nhân; lợi ích lâu dài trên lợi íchtrước mắt. Nhiều phân tích đã chỉ ra những ảnh hưởng của các tín ngưỡng, tôngiáo đặc trưng của châu Á như Nho giáo, đạo Phật và đạo Hindu5. Tuy vậy, trong giai đoạn chuyển đổi dân chủ, các nỗ lực gieo trồng những mầmmống dân chủ phương Tây đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Châu Á được biết đến vớisự chuyển đổi từ các chế độ độc tài hoặc bán dân chủ sang các chế độ dân chủhoặc từ các nền dân chủ mới nổi sang các nền dân chủ vững chắc. Thái độ lạc quan về quá trình chuyển đổi hiến pháp Có nhiều học giả lại có cái nhìn lạc quan về quá trình chuyển đổi hiến pháp ởchâu Á bằng việc chỉ ra những cải cách hiến pháp thành công ở một số quốc gianhư Hàn Quốc và Thái Lan. Bằng những phương thức khác nhau, các quốc gia nàyđã cải tổ hiến pháp mạnh mẽ bằng việc tiếp nhận các tư tưởng nền tảng về mộtchính phủ cân bằng lợi ích, dân chủ và nhà nước pháp quyền nhằm giải quyết cácvấn đề chính trị và kinh tế. Ở Thái Lan, sự bất ổn chính trị cùng với sự thay đổi hiến pháp nhiều lần tronglịch sử thể hiện bản chất của một chế độ chính trị bị thao túng bởi lực lượng quânsự. So với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 19976 của Thái Lan thể hiện sự thayđổi mang tính cách mạng, bởi vì nó phản ánh cuộc đấu tranh lâu dài của người dânThái nhằm giành lấy dân chủ, bảo vệ các quyền cá nhân, xoá bỏ ảnh hưởng củaquân sự và chống tham nhũng. Tương tự, Hiến pháp 1987 của Hàn Quốc ra đờitrong bối cảnh của những thay đổi về tương quan lực lượng giữa các đảng pháiphản ánh sự phản kháng của nhân dân đối với chính phủ quân sự và độc tài.Những sửa đổi hiến pháp đó thể hiện sự cam kết về việc thiết lập nhà nước phápquyền và xã hội dân chủ. Các bản hiến pháp mới này được ban hành trong điềukiện dân chủ và cởi mở. Các đảng phái chính trị sẵn sàng ngồi với nhau để thảoluận về ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi Một sự hiểu biết sâu sắc các hệ thống pháp luật nước ngoài cũng nhưnhững rào cản đối với việc hoà nhập của hệ thống pháp luật trong nước làchìa khoá để tổng kết và đổi mới pháp luật1. Như đánh giá của các nhà luậthọc so sánh người Đức Zweigert và Kötz, “các nhà lập pháp trên toàn thế giớiđều đã chỉ ra rằng, bằng nhiều cách thức khác nhau, các đạo luật tốt khôngthể được làm ra mà không có sự trợ giúp của luật so sánh”2. Việc sửa đổiHiến pháp của Việt Nam cũng phải được đặt trong bối cảnh so sánh với sựchuyển đổi hiến pháp của các nước khác trong khu vực. Những kinh nghiệmvề thành công và thất bại sẽ giúp cho Việt Nam tìm ra được những bài họccho những cải cách hiến pháp phù hợp. 1. Những cải cách mạnh mẽ để giải quyết các rào cản truyền thống Thái độ bi quan về quá trình du nhập pháp luật Trong phong trào dân chủ và giành độc lập khỏi thuộc địa phương Tây sauchiến tranh thế giới thứ hai, nhiều hiến pháp đã được ban hành ở các quốc gia châuÁ, như ở Nhật Bản (1947), Hàn Quốc (1948), Đài Loan (1946), Việt Nam (1946),Campuchia (1947), Malaysia (1957), Indonesia (1945), Mi ến Điện (1947),Philippines (1935), Brunei (1953) và Singapore (1963). Trong giai đo ạn này, cáctư tưởng tự do và dân chủ phương Tây đã du nhập vào phần lớn các quốc gia châuÁ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủ nghĩa hiến pháp đã bị chặn đứng bởi sự pháttriển của nhiều chính phủ độc đoán do một vài cá nhân hoặc quân sự cai trị ở toànbộ Đông Á trong những năm 1960. Hầu hết các quốc gia này không thể thực thitrên thực tế các nguyên tắc hiến định. Thậm chí ở các quốc gia ổn định và dân chủnhư Nhật Bản, Malaysia, Singapore, thì các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn dântộc và sự phát triển kinh tế cũng đã dẫn đến sự thống trị tuyệt đối của một đảngchính trị và sự hạn chế nhiều nguyên tắc của chủ nghĩa hiến pháp. Tiếp theo trongmột thời gian dài, lịch sử hiến pháp của nhiều quốc gia phương Đông bị thao túngbởi sự độc tôn của các chính phủ độc đoán: nền hành pháp mạnh và không thểkiểm soát; quyền lực cá nhân; sự can thiệp sâu của chính phủ vào các vấn đề kinhtế - xã hội; sự hạn chế các quyền cơ bản, tự do báo chí, chính trị đối lập, quyềnđộc lập tư pháp và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các lực lượng quân sự. Trên tổngsố 47 quốc gia châu Á, chỉ có 7 quốc gia được cho là “tự do”, 16 quốc gia “tự domột phần” và 23 quốc gia “không tự do”3. Trong một thời gian dài, sự thiếu vắngcác giá trị dân chủ, xã hội dân sự, hệ thống đảng phái chặt chẽ và sự tham chínhcủa các lực lượng quân sự đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, sự lạm dụng quyềnlực và thiếu hiệu quả của các thể chế chính trị. Nhiều học giả có cái nhìn bi quan về việc hiện thực hoá các tư tưởng hiến phápở châu Á. Theo Giuseppe De Vergottini, chủ nghĩa hiến pháp có ảnh h ưởng yếu ớtở châu Á. Có rất nhiều hiến pháp, nh ưng ít ví dụ cho một nhà nước hợp hiến4. Họviện dẫn những sự khác biệt cơ bản về văn hoá chính trị và pháp lý của các nướcphương Đông để lý giải về những “thất bại” hoặc “khó khăn” trong việc du nhậpcác tư tưởng pháp luật phương Tây. Các nhà nghiên c ứu pháp luật so sánh đặt vấnđề về các “giá trị châu Á” trong bối cảnh du nhập pháp luật ở các quốc gia n ày. Từnhiều năm nay, vấn đề về sự bất hợp giữa các quyền con người và các giá trị châuÁ đã rất được quan tâm nghiên cứu. Theo nhiều học giả bản địa, truyền thống châuÁ không phù hợp với khái niệm phương Tây về quyền con người dựa trên nềntảng của chủ nghĩa cá nhân. Theo truyền thống này, các cá nhân bị đặt dưới cộngđồng và trách nhiệm tập thể thì cao hơn các quyền cá nhân. Trong trật tự này, cácnghĩa vụ mang tính cộng đồng như nghĩa vụ đối với làng xã, quốc gia được đặt lêntrên các quyền chính trị và dân sự. Các tư tưởng phương Tây về quyền con người,dân chủ, nhà nước pháp quyền không phù hợp và bị cản trở bởi các “giá trị châuÁ”: Sự đề cao lợi ích tập thể của cộng đồng và xã hội; tôn trọng người già, trật tự,ổn định, gia đình, cộng đồng và quốc gia; đề cao giá trị của lao động nặng nhọc;đặt lợi ích gia đình trên những mong muốn cá nhân; lợi ích lâu dài trên lợi íchtrước mắt. Nhiều phân tích đã chỉ ra những ảnh hưởng của các tín ngưỡng, tôngiáo đặc trưng của châu Á như Nho giáo, đạo Phật và đạo Hindu5. Tuy vậy, trong giai đoạn chuyển đổi dân chủ, các nỗ lực gieo trồng những mầmmống dân chủ phương Tây đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Châu Á được biết đến vớisự chuyển đổi từ các chế độ độc tài hoặc bán dân chủ sang các chế độ dân chủhoặc từ các nền dân chủ mới nổi sang các nền dân chủ vững chắc. Thái độ lạc quan về quá trình chuyển đổi hiến pháp Có nhiều học giả lại có cái nhìn lạc quan về quá trình chuyển đổi hiến pháp ởchâu Á bằng việc chỉ ra những cải cách hiến pháp thành công ở một số quốc gianhư Hàn Quốc và Thái Lan. Bằng những phương thức khác nhau, các quốc gia nàyđã cải tổ hiến pháp mạnh mẽ bằng việc tiếp nhận các tư tưởng nền tảng về mộtchính phủ cân bằng lợi ích, dân chủ và nhà nước pháp quyền nhằm giải quyết cácvấn đề chính trị và kinh tế. Ở Thái Lan, sự bất ổn chính trị cùng với sự thay đổi hiến pháp nhiều lần tronglịch sử thể hiện bản chất của một chế độ chính trị bị thao túng bởi lực lượng quânsự. So với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 19976 của Thái Lan thể hiện sự thayđổi mang tính cách mạng, bởi vì nó phản ánh cuộc đấu tranh lâu dài của người dânThái nhằm giành lấy dân chủ, bảo vệ các quyền cá nhân, xoá bỏ ảnh hưởng củaquân sự và chống tham nhũng. Tương tự, Hiến pháp 1987 của Hàn Quốc ra đờitrong bối cảnh của những thay đổi về tương quan lực lượng giữa các đảng pháiphản ánh sự phản kháng của nhân dân đối với chính phủ quân sự và độc tài.Những sửa đổi hiến pháp đó thể hiện sự cam kết về việc thiết lập nhà nước phápquyền và xã hội dân chủ. Các bản hiến pháp mới này được ban hành trong điềukiện dân chủ và cởi mở. Các đảng phái chính trị sẵn sàng ngồi với nhau để thảoluận về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội hiến phápTài liệu có liên quan:
-
112 trang 304 0 0
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 279 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 238 0 0 -
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 189 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 188 0 0 -
6 trang 181 0 0
-
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 156 0 0 -
57 trang 147 0 0
-
214 trang 138 0 0