Danh mục tài liệu

Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế mới

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.60 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một sự hiểu biết sâu sắc các hệ thống pháp luật nước ngoài cũng như những rào cản đối với việc hoà nhập của hệ thống pháp luật trong nước là chìa khoá để tổng kết và đổi mới pháp luật1. Như đánh giá của các nhà luật học so sánh người Đức Zweigert và Kötz, “các nhà lập pháp trên toàn thế giới đều đã chỉ ra rằng, bằng nhiều cách thức khác nhau, các đạo luật tốt không thể được làm ra mà không có sự trợ giúp của luật so sánh”...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế mới KHOA HỌC PHÁP LÝCải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổiMột sự hiểu biết sâu sắc các hệ thống pháp luật nước ngoài cũngnhư những rào cản đối với việc hoà nhập của hệ thống pháp luậttrong nước là chìa khoá để tổng kết và đổi mới pháp luật1. Nhưđánh giá của các nhà luật học so sánh người Đức Zweigert vàKötz, “các nhà lập pháp trên toàn thế giới đều đã chỉ ra rằng,bằng nhiều cách thức khác nhau, các đạo luật tốt không thể đượclàm ra mà không có sự trợ giúp của luật so sánh”2. Việc sửa đổiHiến pháp của Việt Nam cũng phải được đặt trong bối cảnh sosánh với sự chuyển đổi hiến pháp của các nước khác trong khuvực. Những kinh nghiệm về thành công và thất bại sẽ giúp choViệt Nam tìm ra được những bài học cho những cải cách hiếnpháp phù hợp.1. Những cải cách mạnh mẽ để giải quyết các rào cản truyềnthốngThái độ bi quan về quá trình du nhập pháp luậtTrong phong trào dân chủ và giành độc lập khỏi thuộc địa phươngTây sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều hiến pháp đã được banhành ở các quốc gia châu Á, như ở Nhật Bản (1947), Hàn Quốc(1948), Đài Loan (1946), Việt Nam (1946), Campuchia (1947),Malaysia (1957), Indonesia (1945), Miến Điện (1947), Philippines(1935), Brunei (1953) và Singapore (1963). Trong giai đoạn này, cáctư tưởng tự do và dân chủ phương Tây đã du nhập vào phần lớn cácquốc gia châu Á. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủ nghĩa hiến pháp đãbị chặn đứng bởi sự phát triển của nhiều chính phủ độc đoán do mộtvài cá nhân hoặc quân sự cai trị ở toàn bộ Đông Á trong những năm1960. Hầu hết các quốc gia này không thể thực thi trên thực tế cácnguyên tắc hiến định. Thậm chí ở các quốc gia ổn định và dân chủnhư Nhật Bản, Malaysia, Singapore, thì các vấn đề liên quan đến mâuthuẫn dân tộc và sự phát triển kinh tế cũng đã dẫn đến sự thống trịtuyệt đối của một đảng chính trị và sự hạn chế nhiều nguyên tắc củachủ nghĩa hiến pháp. Tiếp theo trong một thời gian dài, lịch sử hiếnpháp của nhiều quốc gia phương Đông bị thao túng bởi sự độc tôn củacác chính phủ độc đoán: nền hành pháp mạnh và không thể kiểm soát;quyền lực cá nhân; sự can thiệp sâu của chính phủ vào các vấn đề kinhtế – xã hội; sự hạn chế các quyền cơ bản, tự do báo chí, chính trị đốilập, quyền độc lập tư pháp và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các lựclượng quân sự. Trên tổng số 47 quốc gia châu Á, chỉ có 7 quốc giađược cho là “tự do”, 16 quốc gia “tự do một phần” và 23 quốc gia“không tự do”3. Trong một thời gian dài, sự thiếu vắng các giá trị dânchủ, xã hội dân sự, hệ thống đảng phái chặt chẽ và sự tham chính củacác lực lượng quân sự đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, sự lạm dụngquyền lực và thiếu hiệu quả của các thể chế chính trị.Nhiều học giả có cái nhìn bi quan về việc hiện thực hoá các tư tưởnghiến pháp ở châu Á. Theo Giuseppe De Vergottini, chủ nghĩa hiếnpháp có ảnh hưởng yếu ớt ở châu Á. Có rất nhiều hiến pháp, nhưng ítví dụ cho một nhà nước hợp hiến4. Họ viện dẫn những sự khác biệt cơbản về văn hoá chính trị và pháp lý của các nước phương Đông để lýgiải về những “thất bại” hoặc “khó khăn” trong việc du nhập các tưtưởng pháp luật phương Tây. Các nhà nghiên cứu pháp luật so sánhđặt vấn đề về các “giá trị châu Á” trong bối cảnh du nhập pháp luật ởcác quốc gia này. Từ nhiều năm nay, vấn đề về sự bất hợp giữa cácquyền con người và các giá trị châu Á đã rất được quan tâm nghiêncứu. Theo nhiều học giả bản địa, truyền thống châu Á không phù hợpvới khái niệm phương Tây về quyền con người dựa trên nền tảng củachủ nghĩa cá nhân. Theo truyền thống này, các cá nhân bị đặt dướicộng đồng và trách nhiệm tập thể thì cao hơn các quyền cá nhân.Trong trật tự này, các nghĩa vụ mang tính cộng đồng như nghĩa vụ đốivới làng xã, quốc gia được đặt lên trên các quyền chính trị và dân sự.Các tư tưởng phương Tây về quyền con người, dân chủ, nhà nướcpháp quyền không phù hợp và bị cản trở bởi các “giá trị châu Á”: Sựđề cao lợi ích tập thể của cộng đồng và xã hội; tôn trọng người già,trật tự, ổn định, gia đình, cộng đồng và quốc gia; đề cao giá trị của laođộng nặng nhọc; đặt lợi ích gia đình trên những mong muốn cá nhân;lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt. Nhiều phân tích đã chỉ ra nhữngảnh hưởng của các tín ngưỡng, tôn giáo đặc trưng của châu Á nhưNho giáo, đạo Phật và đạo Hindu5.Tuy vậy, trong giai đoạn chuyển đổi dân chủ, các nỗ lực gieo trồngnhững mầm mống dân chủ phương Tây đã bắt đầu đơm hoa kết trái.Châu Á được biết đến với sự chuyển đổi từ các chế độ độc tài hoặcbán dân chủ sang các chế độ dân chủ hoặc từ các nền dân chủ mới nổisang các nền dân chủ vững chắc.Thái độ lạc quan về quá trình chuyển đổi hiến phápCó nhiều học giả lại có cái nhìn lạc quan về quá trình chuyển đổi hiếnpháp ở châu Á bằng việc chỉ ra những cải cách hiến pháp thành côngở một số quốc gia như Hàn Quốc và Thái Lan. Bằng những phươngthức khác nhau, các quốc gia này đã cải tổ hiến pháp mạnh mẽ bằngviệc tiếp nhận các tư tưởng nền tảng về một chính phủ cân bằng lợiích, dân chủ và nhà nước pháp quyền nhằm giải quyết các vấn đềchính trị và kinh tế.Ở Thái Lan, sự bất ổn chính trị cùng với sự thay đổi hiến pháp nhiềulần trong lịch sử thể hiện bản chất của một chế độ chính trị bị thaotúng bởi lực lượng quân sự. So với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp19976 của Thái Lan thể hiện sự thay đổi mang tính cách mạng, bởi vìnó phản ánh cuộc đấu tranh lâu dài của người dân Thái nhằm giànhlấy dân chủ, bảo vệ các quyền cá nhân, xoá bỏ ảnh hưởng của quân sựvà chống tham nhũng. Tương tự, Hiến pháp 1987 của Hàn Quốc rađời trong bối cảnh của những thay đổi về tương quan lực lượng giữacác đảng phái phản ánh sự phản kháng của nhân dân đối với chính phủquân sự và độc tài. Những sửa đổi hiến pháp đó thể hiện sự cam kếtvề việc thiết lập nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ. Các bản hiếnpháp mới này được ban hành trong điều kiện dân chủ và cởi mở. Cácđảng phái chính trị sẵn sàng ngồi với nhau để thảo luận về tương laicủa một nền chính trị ...