Cải cách tài chính công thực trạng và giải pháp
Số trang: 8
Loại file: doc
Dung lượng: 59.00 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách tài chính công thực trạng và giải pháp CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẤN QUANG TUẤN (*) Văn phòng Bộ Nội vụ Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội (không vì mục tiêu thu lợi nhuận). Nội dung của tài chính công bao gồm: ngân sách nhà nước (NSNN) từ trung ương đến địa phương; dự trữ nhà nước; tín dụng nhà nước; ngân hàng nhà nước; tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước (đối với nước ta). Trong đó, NSNN được xem là bộ phận quan trọng nhất, chi phối đến các thành tố khác. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến 3 thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và liên quan trực tiếp tới việc cải cách tài chính công hiện nay. Đó là: NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, hoạt động thu - chi của NSNN thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại một bộ phận giá trị tổng sản phẩm xã hội. Quy mô phân phối lại phụ thuộc vào mức độ động viên của NSNN. Về chức năng, NSNN có 3 chức năng cơ bản. Đó là: công cụ thực hiện việc phân bổ nguồn lực trong xã hội; thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân . Với các chức năng đó, NSNN tác động trực tiếp và gián tiếp tới hầu hết các chủ thể, các đơn vị và các tổ chức trong xã hội. Điều này cũng giải thích tại sao NSNN lại là thành tố quan trọng nhất của tài chính công. Các quỹ tài chính nhà nước, về nguyên tắc, NSNN phải được quản lý một cách toàn diện, nhưng không có nghĩa là tất cả các khoản chi phải được quản lý theo quy trình thống nhất. Vì vậy, ở nhiều nước, một số khoản chi của Chính phủ đã được quản lý thông qua các quy trình đặc biệt, mà chủ đạo là các quỹ tài chính nhà nước, tạo nên sự linh hoạt nhất định trong quyết định chi tiêu của Chính phủ. Quỹ tài chính nhà nước có nhiều loại hình khác nhau. Nhưng xét về hình thức tổ chức thường có 2 loại: là một tổ chức tài chính có bộ máy tổ chức, có tư cách pháp nhân (như Quỹ hỗ trợ phát triển...) hoặc chỉ là nguồn tài chính dành riêng để sử dụng vào một hoặc một số mục đích nhất định (như Quỹ bình ổn giá cả, Quỹ tích luỹ trả nợ...). Các quỹ tài chính nhà nước thường có nguồn thu chủ yếu từ NSNN và huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Việc sử dụng quỹ không được hạch toán vào ngân sách mà được quản lý theo các quy định riêng. Tuy nhiên, cách làm này, bất kể mục đích gì đều làm nảy sinh một số vấn đề trong việc phân bổ nguồn ngân sách. Thông thường thì các giao dịch thực hiện từ các quỹ này không được phân loại theo các tiêu chí như các khoản chi ngân sách, từ đó làm ảnh hưởng đến tính đầy đủ, chính xác của việc phân tích các chương trình chi tiêu của Chính phủ. Hơn thế nữa, sự hiện diện của quá nhiều các loại quỹ tài chính nhà nước trong nền kinh tế sẽ làm cho nguồn lực tài chính nhà nước bị phân tán, tính minh bạch của ngân sách vì thế cũng sẽ bị hạn chế. Tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy nhà nước là những đơn vị có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội. Nguồn tài chính cho các đơn vị này hoạt động chủ yếu dựa vào những khoản cấp phát theo chế độ từ NSNN. Ngoài ra, còn một số khoản thu khác có nguồn gốc từ NSNN, các khoản thu do đơn vị tự khai thác, hoặc từ quyên góp, tặng, biếu không phải nộp NSNN. Giữa NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó NSNN có vai trò quan trọng và chi phối các thành tố khác. Một bộ phận rất lớn của chi NSNN được các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng trực tiếp, do đó, hiệu quả tài chính của các khu vực này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chi NSNN. Ngược lại, quy mô và hiệu quả của NSNN cũng sẽ quyết định, chi phối tiềm lực và hiệu quả tài chính các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Quản lý tài chính công được thực hiện theo 4 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính công. Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách. Nguyên tắc thống nhất: thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý tài chính công. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu. Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản đóng góp của dân thực sự phải do dân quyết định chi tiêu nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng. Nguyên tắc công khai, minh bạch: thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính hiệu quả. Về mối quan hệ giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công, cải cách hành chính là một quá trình tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tính cơ bản và có hệ thống đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước và trong từ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách tài chính công thực trạng và giải pháp CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẤN QUANG TUẤN (*) Văn phòng Bộ Nội vụ Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội (không vì mục tiêu thu lợi nhuận). Nội dung của tài chính công bao gồm: ngân sách nhà nước (NSNN) từ trung ương đến địa phương; dự trữ nhà nước; tín dụng nhà nước; ngân hàng nhà nước; tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước (đối với nước ta). Trong đó, NSNN được xem là bộ phận quan trọng nhất, chi phối đến các thành tố khác. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến 3 thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và liên quan trực tiếp tới việc cải cách tài chính công hiện nay. Đó là: NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, hoạt động thu - chi của NSNN thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại một bộ phận giá trị tổng sản phẩm xã hội. Quy mô phân phối lại phụ thuộc vào mức độ động viên của NSNN. Về chức năng, NSNN có 3 chức năng cơ bản. Đó là: công cụ thực hiện việc phân bổ nguồn lực trong xã hội; thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân . Với các chức năng đó, NSNN tác động trực tiếp và gián tiếp tới hầu hết các chủ thể, các đơn vị và các tổ chức trong xã hội. Điều này cũng giải thích tại sao NSNN lại là thành tố quan trọng nhất của tài chính công. Các quỹ tài chính nhà nước, về nguyên tắc, NSNN phải được quản lý một cách toàn diện, nhưng không có nghĩa là tất cả các khoản chi phải được quản lý theo quy trình thống nhất. Vì vậy, ở nhiều nước, một số khoản chi của Chính phủ đã được quản lý thông qua các quy trình đặc biệt, mà chủ đạo là các quỹ tài chính nhà nước, tạo nên sự linh hoạt nhất định trong quyết định chi tiêu của Chính phủ. Quỹ tài chính nhà nước có nhiều loại hình khác nhau. Nhưng xét về hình thức tổ chức thường có 2 loại: là một tổ chức tài chính có bộ máy tổ chức, có tư cách pháp nhân (như Quỹ hỗ trợ phát triển...) hoặc chỉ là nguồn tài chính dành riêng để sử dụng vào một hoặc một số mục đích nhất định (như Quỹ bình ổn giá cả, Quỹ tích luỹ trả nợ...). Các quỹ tài chính nhà nước thường có nguồn thu chủ yếu từ NSNN và huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Việc sử dụng quỹ không được hạch toán vào ngân sách mà được quản lý theo các quy định riêng. Tuy nhiên, cách làm này, bất kể mục đích gì đều làm nảy sinh một số vấn đề trong việc phân bổ nguồn ngân sách. Thông thường thì các giao dịch thực hiện từ các quỹ này không được phân loại theo các tiêu chí như các khoản chi ngân sách, từ đó làm ảnh hưởng đến tính đầy đủ, chính xác của việc phân tích các chương trình chi tiêu của Chính phủ. Hơn thế nữa, sự hiện diện của quá nhiều các loại quỹ tài chính nhà nước trong nền kinh tế sẽ làm cho nguồn lực tài chính nhà nước bị phân tán, tính minh bạch của ngân sách vì thế cũng sẽ bị hạn chế. Tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy nhà nước là những đơn vị có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội. Nguồn tài chính cho các đơn vị này hoạt động chủ yếu dựa vào những khoản cấp phát theo chế độ từ NSNN. Ngoài ra, còn một số khoản thu khác có nguồn gốc từ NSNN, các khoản thu do đơn vị tự khai thác, hoặc từ quyên góp, tặng, biếu không phải nộp NSNN. Giữa NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó NSNN có vai trò quan trọng và chi phối các thành tố khác. Một bộ phận rất lớn của chi NSNN được các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng trực tiếp, do đó, hiệu quả tài chính của các khu vực này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chi NSNN. Ngược lại, quy mô và hiệu quả của NSNN cũng sẽ quyết định, chi phối tiềm lực và hiệu quả tài chính các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Quản lý tài chính công được thực hiện theo 4 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính công. Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách. Nguyên tắc thống nhất: thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý tài chính công. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu. Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản đóng góp của dân thực sự phải do dân quyết định chi tiêu nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng. Nguyên tắc công khai, minh bạch: thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính hiệu quả. Về mối quan hệ giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công, cải cách hành chính là một quá trình tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tính cơ bản và có hệ thống đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước và trong từ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính công Giáo trình tài chính công Bài giảng tài chính công Tài liệu tài chính công Trắc nghiệm tài chính công Cải cách tài chínhTài liệu có liên quan:
-
203 trang 373 13 0
-
Giáo trình Tài chính công: Phần 2
121 trang 293 0 0 -
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 250 3 0 -
Sách tham khảo Tài chính công: Phần 1 - Nguyễn Thị Cành (Chủ biên)
326 trang 135 1 0 -
Giáo trình Tài chính tín dụng: Phần 1 - ThS. Huỳnh Kim Thảo
29 trang 106 0 0 -
Tài chính công: Phần 1 - PGS. TS Trần Đình Ty
269 trang 83 0 0 -
Bài giảng Chương 2: Ngân sách nhà nước (Tài chính công)
37 trang 83 0 0 -
Tài liệu học tập Quản lý tài chính công và công sản - PGS.TS Trần Văn Giao
0 trang 73 0 0 -
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 - Th.S Trần Tấn Hùng
16 trang 58 0 0 -
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Lai Châu: Thực trạng và khuyến nghị chính sách
8 trang 57 0 0