Cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn nhìn từ cảm thức hiện sinh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 554.26 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu về cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn từ cảm thức hiện sinh còn góp phần khẳng định cá tính, tài năng cũng như dấu ấn của các nhà thơ trên chặng đường phát triển thơ ca Việt Nam đương đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn nhìn từ cảm thức hiện sinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 CÁI TÔI CÔ ĐƠN TRONG THƠ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG, NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TRẦN TUẤN NHÌN TỪ CẢM THỨC HIỆN SINH NGUYỄN ĐÔNG NGHI Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: meghi1995@gmail.com Tóm tắt: Cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là một phương diện mang đậm dấu ấn hiện sinh. Đó là cái tôi bế tắc, tuyệt vọng giữa thực tại nhưng luôn khao khát đi tìm lý tưởng sống đích thực. Bài báo nghiên cứu về cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn từ cảm thức hiện sinh còn góp phần khẳng định cá tính, tài năng cũng như dấu ấn của các nhà thơ trên chặng đường phát triển thơ ca Việt Nam đương đại. Từ khóa: Cái tôi cô đơn, hiện sinh, thơ ca Việt Nam đương đại. 1. MỞ ĐẦU Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là những nhà thơ Việt Nam đương đại có sự cách tân vượt bậc về phong cách nghệ thuật. Nếu như thơ của Trương Đăng Dung mang đậm chất triết lý suy tưởng, Nguyễn Bình Phương hòa quyện giữa triết lý và siêu thực thì Trần Tuấn lại đậm đặc màu sắc siêu thực và hư ảo trong thơ. Lẽ dĩ nhiên, cảm thức hiện sinh có thể biểu hiện qua nhiều phương diện, nhưng cái tôi trữ tình - nhân vật chính của thơ là yếu tố cốt lõi nên trong các tác phẩm văn học, tư tưởng hiện sinh cũng được tái hiện rất rõ qua việc khám phá từng cái tôi cụ thể. Nghiên cứu cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là cách chúng ta tìm hiểu thái độ của con người hiện sinh xuất phát từ thái độ tri nhận sâu sắc về cuộc sống và trải nghiệm nỗi bất an, hỗn loạn từ thực tại. Mặt khác, tái hiện cái tôi cô đơn dưới nhiều mảnh vỡ khác nhau là cách khám phá những góc khuất khó chạm vào bằng cảm xúc. Khám phá cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là hành trình khám phá quan niệm nhân sinh sâu sắc mang đậm dấu ấn hiện sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cái tôi cô đơn giữa thực tại phi lý Bàn về khái niệm “phi lý”, trên phương diện tư duy, phi lý là cái gì trái với quy tắc logic, còn trên phương diện nhận thức, phi lý là tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể lý giải được bằng tư duy. Và từ đó các nhà hiện sinh đã phát triển khái niệm phi lý thành một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh. Con người mang ý thức phản tỉnh và buồn nôn chính là phản ứng đầu tiên trước một thế giới phi lý. Tập “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung chất chứa một thế giới đầy sự ngổn ngang và bất hợp lý, thế giới của sự trống rỗng và xác xơ - “thế giới ấy được giải phẫu bằng tư duy của một nhà thơ siêu thực”: Tôi lớn lên ngơ ngác cõi người tình thương, thù hận, buồn vui hun hút đường xa cát bụi người đi không biết về đâu (Chúa đã ra đi - Trương Đăng Dung) 56 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Cái tôi bị ném vào thế giới mênh mông, bị bỏ rơi, mang trong mình tâm trạng hoảng loạn và sụp đổ niềm tin một cách trầm trọng. Họ như đánh mất chính mình và cảm thấy lạ lẫm, thờ ơ trước cuộc đời. Để thoát khỏi sự cô đơn, buồn chán, con người thường khát khao được chia sẻ và đồng cảm. Thế nhưng, thế giới trong thơ Trương Đăng Dung bị chia cắt, đẩy con người ra xa. Vì thế, nhân vật trữ tình không tìm thấy sự kết giao mà chỉ thấy nỗi cô đơn tăng lên gấp bội: “Giữa những cái bắt tay/có một bức tường/giữa em và người em thấy trong gương/có một bức tường/…/Những bức tường, những bức tường, những bức tường/có mặt khắp nơi/.../những bức tường ta không xây/những bức tường không thể phá” (Những bức tường - Trương Đăng Dung). Đó chính là ranh giới vô hình khiến con người càng cô độc trong một ảo ảnh đầy kỳ lạ: “tôi nghe tiếng ai cười như khóc/và tiếng chim kêu lạc lõng phía chân trời” (Chúa đã ra đi - Trương Đăng Dung). Tác giả Hoàng Thị Huế trong cuốn “Ba chiều cạnh của phê bình” đã viết: “Nhân vật chính trong thơ hiện đại là cái tôi trữ tình, nó là trung tâm phát truyền cảm xúc. Dẫu mượn hình hài hiện đại, trong vỏ bọc của áo gấm truyền thống của các thể thơ thoát thai từ Thơ mới, hay trong dáng vóc tân kỳ của phục trang phương Tây: đứt, gãy, gấp khúc hay liên văn bản… thì tất cả vẫn chỉ tôn vinh một cái tôi - tồn tại như một nguyên mẫu, một biểu tượng trong thơ Việt đương đại” [2]. Chiến tranh là nơi h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn nhìn từ cảm thức hiện sinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 CÁI TÔI CÔ ĐƠN TRONG THƠ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG, NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TRẦN TUẤN NHÌN TỪ CẢM THỨC HIỆN SINH NGUYỄN ĐÔNG NGHI Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: meghi1995@gmail.com Tóm tắt: Cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là một phương diện mang đậm dấu ấn hiện sinh. Đó là cái tôi bế tắc, tuyệt vọng giữa thực tại nhưng luôn khao khát đi tìm lý tưởng sống đích thực. Bài báo nghiên cứu về cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn từ cảm thức hiện sinh còn góp phần khẳng định cá tính, tài năng cũng như dấu ấn của các nhà thơ trên chặng đường phát triển thơ ca Việt Nam đương đại. Từ khóa: Cái tôi cô đơn, hiện sinh, thơ ca Việt Nam đương đại. 1. MỞ ĐẦU Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là những nhà thơ Việt Nam đương đại có sự cách tân vượt bậc về phong cách nghệ thuật. Nếu như thơ của Trương Đăng Dung mang đậm chất triết lý suy tưởng, Nguyễn Bình Phương hòa quyện giữa triết lý và siêu thực thì Trần Tuấn lại đậm đặc màu sắc siêu thực và hư ảo trong thơ. Lẽ dĩ nhiên, cảm thức hiện sinh có thể biểu hiện qua nhiều phương diện, nhưng cái tôi trữ tình - nhân vật chính của thơ là yếu tố cốt lõi nên trong các tác phẩm văn học, tư tưởng hiện sinh cũng được tái hiện rất rõ qua việc khám phá từng cái tôi cụ thể. Nghiên cứu cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là cách chúng ta tìm hiểu thái độ của con người hiện sinh xuất phát từ thái độ tri nhận sâu sắc về cuộc sống và trải nghiệm nỗi bất an, hỗn loạn từ thực tại. Mặt khác, tái hiện cái tôi cô đơn dưới nhiều mảnh vỡ khác nhau là cách khám phá những góc khuất khó chạm vào bằng cảm xúc. Khám phá cái tôi cô đơn trong thơ Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương và Trần Tuấn là hành trình khám phá quan niệm nhân sinh sâu sắc mang đậm dấu ấn hiện sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cái tôi cô đơn giữa thực tại phi lý Bàn về khái niệm “phi lý”, trên phương diện tư duy, phi lý là cái gì trái với quy tắc logic, còn trên phương diện nhận thức, phi lý là tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể lý giải được bằng tư duy. Và từ đó các nhà hiện sinh đã phát triển khái niệm phi lý thành một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh. Con người mang ý thức phản tỉnh và buồn nôn chính là phản ứng đầu tiên trước một thế giới phi lý. Tập “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung chất chứa một thế giới đầy sự ngổn ngang và bất hợp lý, thế giới của sự trống rỗng và xác xơ - “thế giới ấy được giải phẫu bằng tư duy của một nhà thơ siêu thực”: Tôi lớn lên ngơ ngác cõi người tình thương, thù hận, buồn vui hun hút đường xa cát bụi người đi không biết về đâu (Chúa đã ra đi - Trương Đăng Dung) 56 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Cái tôi bị ném vào thế giới mênh mông, bị bỏ rơi, mang trong mình tâm trạng hoảng loạn và sụp đổ niềm tin một cách trầm trọng. Họ như đánh mất chính mình và cảm thấy lạ lẫm, thờ ơ trước cuộc đời. Để thoát khỏi sự cô đơn, buồn chán, con người thường khát khao được chia sẻ và đồng cảm. Thế nhưng, thế giới trong thơ Trương Đăng Dung bị chia cắt, đẩy con người ra xa. Vì thế, nhân vật trữ tình không tìm thấy sự kết giao mà chỉ thấy nỗi cô đơn tăng lên gấp bội: “Giữa những cái bắt tay/có một bức tường/giữa em và người em thấy trong gương/có một bức tường/…/Những bức tường, những bức tường, những bức tường/có mặt khắp nơi/.../những bức tường ta không xây/những bức tường không thể phá” (Những bức tường - Trương Đăng Dung). Đó chính là ranh giới vô hình khiến con người càng cô độc trong một ảo ảnh đầy kỳ lạ: “tôi nghe tiếng ai cười như khóc/và tiếng chim kêu lạc lõng phía chân trời” (Chúa đã ra đi - Trương Đăng Dung). Tác giả Hoàng Thị Huế trong cuốn “Ba chiều cạnh của phê bình” đã viết: “Nhân vật chính trong thơ hiện đại là cái tôi trữ tình, nó là trung tâm phát truyền cảm xúc. Dẫu mượn hình hài hiện đại, trong vỏ bọc của áo gấm truyền thống của các thể thơ thoát thai từ Thơ mới, hay trong dáng vóc tân kỳ của phục trang phương Tây: đứt, gãy, gấp khúc hay liên văn bản… thì tất cả vẫn chỉ tôn vinh một cái tôi - tồn tại như một nguyên mẫu, một biểu tượng trong thơ Việt đương đại” [2]. Chiến tranh là nơi h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ ca Việt Nam đương đại Thơ Trương Đăng Dung Triết lý hiện sinh Triết lý suy tưởng Cảm thức hiện sinhTài liệu có liên quan:
-
Triết lý nhân sinh trong thơ Vũ Quần Phương sau năm 1986
7 trang 54 0 0 -
Cảm thức hiện sinh trong tác phẩm Kitchen của Yoshimoto Banana
7 trang 37 0 0 -
Thơ Trương Đăng Dung hay là lời tự bạch của 'đứa trẻ biết già'
10 trang 23 0 0 -
Jiddu Krishnamurti và triết lý nhân sinh
7 trang 20 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 trang 17 0 0 -
Cảm hứng thế sự, đời tư trong thơ Việt Nam mười năm đầu thế kỷ XXI
115 trang 15 0 0 -
458 trang 14 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Y Ban
104 trang 13 0 0 -
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ
417 trang 9 0 0 -
99 trang 9 0 0