Danh mục tài liệu

Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.85 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn có tầm vóc lớn trên văn đàn Việt Nam. Hành trình ngắn ngủi của đời ông (1912-1960) đã trải qua những dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_3 Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyếtNguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn có tầm vóc lớn trên văn đàn Việt Nam. Hànhtrình ngắn ngủi của đời ông (1912-1960) đã trải qua những dấu mốc lịch sử trọng đại củadân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ. Những biến động thăng trầm của lịch sử, của văn hóacó tác động mạnh mẽ đến cảm hứng sáng tác của nhà văn, đặc biệt là những yếu tố ấy lạihòa quyện trong tâm hồn một trí thức yêu nước, nặng lòng với lịch sử dân tộc. Lịch sử đãtrở thành cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ trước tác của Nguyễn Huy Tưởng: từ những vầnthơ tràn ngập khí thế Đống Đa, Bạch Đằng, đến những vở kịch lịch sử đậm chất anh hùngca, những ký sự ghi lại những thời khắc trọng đại của những năm kháng chiến, những nămhòa bình về chính trị nhưng biến động về văn hóa, đặc biệt là bộ ba tiểu thuyết về đề tài lịchsử: Đêm hội Long Trì, An Tư và Sống mãi với thủ đô. Điểm thống nhất của ba tiểu thuyết này là dù viết về một quá khứ xa hay gần thờiđiểm tác giả đang sống, tác phẩm vẫn đem lại cho người đọc một không khí lịch sử, có độgiãn cách thời gian, có cả những suy tư, trải nghiệm về những bài học lịch sử. Để đạt đượcđiều này, nhà văn đã lồng cảm hứng lịch sử vào trong mọi phương thức nghệ thuật thể hiện. 1 Nghệ thuật kết cấu Nghệ thuật kết cấu trong tác phẩm tự sự là cách thức nhà văn tổ chức các hệ thốngsự kiện và xây dựng hệ thống nhân vật. Ba tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng ít nhiều cósự tiếp thu cấu trúc của văn phong phương Tây, kết hợp với lối tư duy truyền thống kiểutiểu thuyết chương hồi phương Đông. Đêm hội Long Trì mang cấu trúc của một vở bi kịch cổ điển của phương Tây. Cảtiểu thuyết gồm bảy phần, phần đầu giới thiệu nhân vật và khi kết thúc cũng là sự thắt nútnhững xung đột trên sân khấu lịch sử; những phần sau, cốt truyện phát triển với một loạtnhững tình tiết đẩy xung đột lên cao và hồi cuối chính là phần mở nút. Qua mỗi phần, kịchtính càng tăng lên, thu hút người đọc vào cuộc chiến bất phân của chính nghĩa và tà đạo. Ởchương đầu, ta có thể thấy mối tình mới chớm đầy hứa hẹn của đôi tài tử giai nhân BảoKim - Quỳnh Hoa, mâu thuẫn giữa Bảo Kim, Nguyễn Mại, Quỳnh Hoa với Đặng Lân, vàphần nào sự thao túng quyền lực của Tuyên phi. Các chương tiếp theo tiếp tục triển khai cáctình tiết ấy theo một mạch truyện thuần nhất: những xung đột và mâu thuẫn đã định sẵn từchương I, kết thúc vì thế tuy bất ngờ nhưng lại là tất yếu. An Tư được xây dựng theo kết cấu văn phong hiện đại và phảng phất dấu ấn của tiểuthuyết chương hồi. Cốt truyện triển khai theo nhiều hướng khác nhau để cùng tái hiện cuộckháng chiến chống Nguyên từ nhiều góc nhìn. Sự khác biệt về kết cấu của An Tư với Đêmhội Long Trì cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, cốt truyện của Đêm hội Long Trì chỉ xoay quanhxung đột của hai tuyến nhân vật trong bối cảnh mang tính gia đình, nội tộc hơn là xã hội. AnTư lại tìm đến sự xung đột ở tầm vóc dân tộc, cộng đồng và lịch sử, với bối cảnh tạo nềnrộng lớn hơn, số lượng nhân vật cũng phong phú hơn. Do vậy, xung đột trong tiểuthuyết An Tư cũng không thể thuần nhất trong một mạch truyện. Người đọc có thể nhậnthấy tuy lấy tên là An Tư, song tiểu thuyết dành một dung lượng không nhỏ cho các nhânvật khác, với những xung đột song song và biệt lập với xung đột xoay quanh nhân vật chínhAn Tư. Trong mạch truyện về An Tư, ta có thể thấy chất hư cấu đậm nét, yếu tố hiện thựcít. Các sự kiện trong tuyến này được sắp xếp theo đúng như diễn tiến của cuộc kháng chiến,được xây dựng trên cơ sở những tình tiết đã được lưu lại trong Việt sử thông giám cươngmục, Đại Việt sử ký toàn thư. Điều đặc sắc là trong cách tổ chức trình bày các sự kiện, Nguyễn Huy Tưởng thườngtạo ra tính kịch cho mỗi sự kiện. Mỗi tình tiết giống như màn kịch nhỏ để qua đó các nhânvật tự bộc lộ mình. Chính những kịch tính và xung đột ấy, giúp người đọc thấu rõ hơn vềbối cảnh và tính cách nhân vật lịch sử. Trong Sống mãi với thủ đô, hệ thống sự kiện vừa mang tính lịch sử vừa có tính thờisự về một hiện thực gần. Hệ thống sự kiện tập trung làm nổi bật tính sử thi của cuộc khángchiến. Những bi kịch cá nhân nhập chung trong cảm hứng bi tráng của cộng đồng. Ngaysau những ngày thủ đô kháng chiến ông đã viết vở Những người ở lại (năm 1948) để nóilên phần nào cảm tình của mình với những cảm tử quân Hà Nội. Năm 1954, về tiếp quảnHà Nội cùng với Trung đoàn thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng càng dấy lên niềm xúc cảm lớnlao và ước muốn: “phải viết một cái gì về Trung đoàn thủ đô”. Hai tác phẩm cuối đời là Luỹhoa(truyện phim) và tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô có thể coi là tâm huyết lớn lao của tácgiả với một thời đoạn lịch sử dân tộc.Luỹ hoa là dự đồ sáng tác hoàn chỉnh của nhà văn vềđề tài thủ đô kháng chiến, hệ thống sự kiện khá đầy đủ dấu ấn của 60 ngày đêm khói lửa vàngày về chiến thắng của chín năm sau đó. Tuy nhiên “Luỹ hoa như một bức phù điêu trênđó chi tiết và chân dung người không được chạm tỉa nhiều mà chỉ dựng lên mảng lớn,những mảng lớn có nhiều lửa, nhiều khói”(1). Sự chi tiết hoá các chân dung con người và sựkiện được thực hiện trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô. Về nội dung tư tưởng, hai tácphẩm không có sự khác biệt, dù tiểu thuyết chưa hoàn thành, mới chỉ dừng lại ở 500 trangđầu tiên và tái hiện được hai ngày đầu kháng chiến. Tuy nhiên chỉ hai ngày ấy đã tập trungrõ nhất các tình huống lịch sử, đó là khúc quanh lắm ghềnh thác của dòng vận động lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều tậptrung đề tài vào những thời điểm bi tráng của lịch sử dân tộc. Chính bối cảnh ấy là nơi thửthách ý thức cá nhân trước cộng đồng, là nơi từng cá thể lựa chọn hướng đi cho mình trướcngổn ngang những ngả rẽ lịch sử. Trong những ưu tư trăn trở về vận nước, về số phận conngười trong bão táp chính trường người ta thấy ngời lên ở nhà văn thái độ, lối ứng xử củakẻ sĩ Thăng Long. Một nhân cách thống nhất của một ngườ ...