Một người cha cũng quan trọng như một người mẹ. Nếu bà mẹ là những anh hùng trong việc nuôi dưỡng những đứa trẻ, thì các ông bố lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việc phát triển nhân cách và tình cảm của đứa trẻ. Bài Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng" sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang SángCảm nhận tình cha con qua truyện ngắn“Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang SángMột người cha cũng qua trọng như một người mẹ. Nếu bà mẹ là những anh hùng trongviệc nuôi dưỡng những đứa trẻ, thì các ông bố lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việcphát triển nhân cách và tình cảm của đứa trẻ. Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tìnhcảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đờikhông ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủkín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp vàđẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìnkhác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn QuangSáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tìnhcảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le củachiến tranh khắc nghiệt.Câu chuyện kể về ông Sáu – người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thămcon. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hìnhchụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hếtsức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậytrong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con,ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉmỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng,tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gáibé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ôngSáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạnthân – bác Ba – nhân vật kể chuyện.Bé Thu – hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa mộtcách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưnglại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáutrở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vìquá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thìnó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba”dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnhngười cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng củaông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặtông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mongmuốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu đượcđiều đó – hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốcsúng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người línhphải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trườngvững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng,rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ,bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi – với tất cả sự hồn nhiên, ngâythơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nóđã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”,dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó…“Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khuathật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đốilập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốnđược yêu thương , vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên,rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình … thì thậtkhó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ đượcmột đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình… thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho ngườicha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảngcách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho chacủa một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế ! Dẫu rằng người cha thânthương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàntay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó… Chỉ những điều đơn giảnthế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một mónđồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui,nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này … tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường nhưkhông có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đãkhông ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thếnào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao … Tình yêumãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thếkia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngàyhôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi ngườiđang vây quanh ba nó” – dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của giađình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hi ...
Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 112.49 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cảm nhận tình cha con Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Ngữ văn lớp 9 Văn mẫu lớp 9Tài liệu có liên quan:
-
8 trang 141 0 0
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 100 0 0 -
Hình tượng người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại
8 trang 79 0 0 -
3 trang 46 0 0
-
Soạn bài Số phận con người của Sô-lô-khốp
4 trang 44 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 42 0 0 -
Kiểm tra trắc nghiệm Ngữ văn 9
2 trang 38 0 0 -
Cảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời thịnh Lê
18 trang 38 0 0 -
Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương
4 trang 34 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 34 0 0