Danh mục tài liệu

Câu chuyện nước hoa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 66.59 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từng là đặc ân của riêng nhà giàu và tầng lớp quý tộc, nước hoa được dùng để phân tầng địa vị. Thứ nước thơm một người xức lên người có thể sẽ quyết định việc người đó cần được đón tiếp như thế nào. Hiện nước hoa đã mất dần vị thế danh gia vọng tộc và được sử dụng phổ biến hơn. Người Hy Lạp tin rằng Chúa Trời là người phát minh ra nước hoa và nơi đâu Chúa cùng các nữ thần viếng thăm, nơi đó luôn toả ra những mùi thơm ngọt ngào. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu chuyện nước hoa Câu chuyện nước hoaTừng là đặc ân của riêng nhà giàu và tầng lớp quý tộc,nước hoa được dùng để phân tầng địa vị. Thứ nước thơmmột người xức lên người có thể sẽ quyết định việc người đócần được đón tiếp như thế nào. Hiện nước hoa đã mất dần vị thế danh gia vọng tộc và được sử dụng phổ biến hơn. Người Hy Lạp tin rằng Chúa Trời là người phát minh ranước hoa và nơi đâu Chúa cùng các nữ thần viếng thăm,nơi đó luôn toả ra những mùi thơm ngọt ngào.Người La Mã thì gắn nước hoa với tục thờ Flora - nữ thầncủa các loài hoa.Ở Ấn Độ, hình ảnh thần tình yêu Kama luôn xuất hiện với5 mũi tên ái tình được bịt chặt đầu bởi những khóm hoa nởrộ.Người Hoa cho rằng hương thơm của thảo mộc là điểnhình cho sự giải phóng linh hồn.Từ cổ đến kim, từ Âu sang Á, nước hoa luôn gắn liền vớinhững đức tin. Nó là chỗ dựa tinh thần để con người sốngnhẹ nhàng hơn, thanh khiết hơn.Người ta còn được dùng để tỏ lòng hiếu khách. Đến nay,nhiều gia đình Ả Rập vẫn duy trì truyền thống rắc một ítnước hoa hồng lên đầu khách quý đến chơi nhà.Đối với họ, điều đó thể hiện sự mến khách của chủ nhân.Người Nhật thậm chí còn nâng nước hoa lên tầm nghệthuật. Họ mở ra các trường chuyên dạy kodo - nghệ thuậtnước hoa. Ngày trước, các geisha Nhật am tường về hươnghoa không kém gì những kỹ nghệ chiều khách.Geisha giờ đã hết thời, nhưng các khoá kodo vẫn đông chậtngười xin học. Ở châu Âu, nước hoa còn là nền tảng chomối bang giao giữa các quốc gia.Khi công chúa Ytaly Caterina de Medici cưới hoàng tửHenri Đệ nhị cuả nước Pháp, nàng đã mang về nhà chồngmột chuyên gia nước hoa.Nếu không có của hồi môn này, chắc gì Pháp đã là một thủđô nước hoa như ngày nay.Nước hoa cũng từng được dùng như một loại thuốc. Vàothế kỷ 16, một danh y Trung Quốc đã chỉ ra hoa nhài làthuốc bổ nói chung, hoa hồng bổ cho gan, máu và khả năngtiêu hoá, cúc La Mã giảm đau đầu, chóng mặt và phòngcảm lạnh, gừng chữa ho và sốt rét.Muộn hơn một chút ở châu Ytaly, Giovani Maria Farina đãchưng cất một số loại hoa trong rượu nho để tạo thành thứnước hoa mới gọi là Cologne - tên thành phố mà ông sống.Loại nước này không chỉ làm thơm mà còn giúp giảm đaurăng và tăng cường tiêu hoá. Quân Pháp đóng ở đấy gọiphát minh của Givani là Eau de Cologne (nước hoa vùngCologne).Tương truyền Napoleon cũng rất thích nước này.Cũng vì quá nổi tiếng nên Eau de Cologne đã gây ra một vụkiện kéo dài tới nửa thế kỷ, trong đó có tới 39 bên tranhnhau giành danh tiếng của nó về cho mình.Sau nhiều thế kỷ nỗ lực tách ra khỏi dòng dược phẩm, nướchoa đang chậm chạp trở về nơi nó xuất phát. Năm 1928,nhà hoá học người Pháp Rene Maurice Gattefoss đã sángchế ra một khái niệm mới cho nước hoa - dầu thơm trị liệu- khi ông nhúng ngón tay bị thương vào một lọ dầu hoa cảihương và vết thương lành nhanh trông thấy.Dựa trên phát minh này, trong thế chiến 2, bác sĩ JeanValnet đã sử dụng tinh dầu của cỏ xạ hương, cây đinhhương, chanh để chữa trị vết thương cho binh lính.Trong khi rất nhiều người tôn vinh nước hoa như một thầndược thì lại có không ít người buộc cho nó tội gây ra cácchứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,khó tập trung và dị ứng.Vì vậy, có lẽ con người còn phải tốn nhiều giấy mực về đềtài này.

Tài liệu được xem nhiều: