Danh mục tài liệu

Câu hỏi minh họa môn Hóa vô cơ

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.97 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu hỏi minh họa môn Hóa vô cơ (Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo) gồm 140 câu trắc nghiệm giúp các bạn tổng hợp những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để bước vào kỳ thi sắp tới thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi minh họa môn Hóa vô cơCÂU HỎI MINH HỌA MÔN HÓA VÔ CƠ(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)Mã đề cương chi tiết: TCDD085Câu 1. Để điều chế Na kim loại, người ta thực hiện phản ứng: A. Điện phân NaOH. B. Điện phân nóng chảy NaOH. C. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. D. Cho dung dịch NaOH tác dụng với H2O. Câu 2. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaNO3 là: A. Na2O và NO2. B. Na2O, NO2 và O2. C. NaNO2 và O2. D. Na, NO2 và O2. Câu 3. Tìm câu sai trong các ý sau: Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần: A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Tính khử tăng dần. C. Năng lượng ion hóa giảm dần. D. Độ âm điện tăng dần. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kim loại kiềm? 1. Năng lượng ion hóa thứ nhất rất lớn 2. Có 1 số oxy hóa duy nhất là + 1 3. Ion không có màu 4. Kim loại kém hoạt động 5. Hợp chất dễ tan trong nước 6. Tính chất hóa học đơn giản A. 2, 3, 5, 6 B. 1, 3, 5, 6 C. 2, 3, 4, 6 D. 3, 4, 5, 6 Câu 5. Chọn phát biểu không đúng A. Các ion của kim loại kiềm không có màu. B. Hợp chất của kim loại kiềm dễ tan trong nước. C. Liên kết kim loại trong kim loại kiềm là liên kết mạnh. D. Các hợp chất giữa nguyên tử kim loại kiềm với nguyên tử của nguyên tố khác là liên kết ion. Câu 6. Hydro có thể tạo ra những trạng thái oxy hóa nào: A. – 1, + 2. B. – 1, + 1. C. + 1, + 2. D. A, B, C sai. Câu 7. Kim loại kiềm có: A. Bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố cùng chu kì. B. Cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện. C. Một electron hoá trị và năng lượng ion hoá thứ nhất rất thấp. D. Khối lượng riêng đều lớn hơn khối lượng riêng của nước. Câu 8. Một trong những ứng dụng quan trọng của Na, K là: A. Chế tạo thủy tinh hữu cơ. B. Chế tạo tế bào quang điện. C. Làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. D. Sản xuất NaOH, KOH. Câu 9. Hoà tan Na vào dung dịch nào dưới đây không thấy xuất hiện kết tủa? A. CuSO4. 1B. Ba(HSO3)2. C. Ca(HCO3)2. D. KHCO3. Câu 10. Cho các phát biểu sau: 1. Kim loại kiềm là kim loại rất hoạt động. 2. Kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất rất thấp. 3. Kim loại kiềm có tính chất hóa học đơn giản nhất so với các nguyên tố ở nhóm khác Phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 1, 2 và 3. Câu 11. Chọn câu đúng A. Các nguyên tố phi kim có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron. B. Các nguyên tố khí hiếm có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron. C. Các nguyên tố á kim có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron. D. Các nguyên tố kim loại có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron. Câu 12. Thù hình là: A. Các nguyên tử khác nhau của cùng một nguyên tố. B. Các nguyên tử khác nhau có cùng số Proton. C. Các dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố. D. Các nguyên tử khác nhau có cùng số khối. Câu 13. Các phân tử O2 và O3 được gọi là: A. Các dạng thù hình của nguyên tố oxi. B. Các đồng vị của nguyên tố oxi. C. Các nguyên tử của nguyên tố oxi. D. A, B và C sai. Câu 14. Tập hợp tất cả các nguyên tử có số proton và số electron giống nhau được gọi là: A. Thù hình. B. Đồng vị. C. Nguyên tố. D. Đồng khối. 1 2 Câu 15. Cho các công thức sau: AZ X và AZ X . Chọn câu đúng: 1 2 A. AZ X và AZ X là các nguyên tử của nguyên tố X. 1 2 B. AZ X và AZ X là các dạng thù hình của nguyên tố X.1 2 C. AZ X và AZ X là các đồng vị của nguyên tố X. D. A, B, C sai. Câu 16. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí: A. NH3, O2, N2, CH4, H2. B. N2, Cl2, O2, CO2, H2. C. NH3, SO2, CO, Cl2. D. N2, NO2, CO2, CH4, H2. Câu 17. Các hợp chất giữa nguyên tử Ba với nguyên tử của nguyên tố khác là liên kết: A. Ion. B. Hydro. C. Cộng hóa trị. D. Van der Walls. Câu 18. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là: A. 3.2B. 2. C. 4. D. 1. Câu 19. Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 20. Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat? A. Đá vôi B. Thạch cao C. Đá hoa cương D. Đá phấn Câu 21. Tên gọi khoáng chất nào sau đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học? A. Đôlômit B. Cacnalit C. Sinvinit D. Hematit Câu 22. Magie có thể cháy trong khí cacbon đioxit, tạo ra một chất bột màu đen. Công thức hoá học của chất này là: A. C. B. MgO. D. Một chất khác. C. Mg(OH)2. Câu 23. Cho các chất: CO2, CO, MgO, MgCO3. Hai chất có phần trăm khối lượng oxi bằng nhau là: A. MgO và CO. B. CO2 và MgCO3. C. MgCO3 và CO. D. không có cặp chất nào. Câu 24. Không gặp kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì: A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất ít. B. Đây là những kim loại hoạt động hoá học rất mạnh. C. Đây là những chất hút ẩm đặc biệt D. Đây là những kim loại tác dụng mạnh với nước. Câu 25. Để điều chế Ba kim loại người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau? A. Điện phân dung dịch BaCl2 có màng ngăn. B. Dùng Al để đẩy Ba ra khỏi BaO (Phương pháp nhiệt nhôm). C. Dùng Li để đẩy Ba ra khỏi dung dịch BaCl2. D. Điện ...