Họa sĩ Phạm Kim Bình - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội cho biết, triển lãm là sự kiện lớn của giới họa sĩ Thủ đô hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các họa sĩ nhân triển lãm hội họa năm 1951 tại Chiến khu Việt Bắc và kỷ niệm 65 năm ngày Toàn quốc kháng chiến. Thông qua tác phẩm, các họa sĩ Hà Nội thể hiện tình cảm của mình với cây cầu Long Biên, một chứng tích hào hùng của Hà Nội. Cây cầu này đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẦU LONG BIÊN - KÝ ỨC VÀ HIỆN TẠI
CẦU LONG BIÊN - KÝ ỨC VÀ
HIỆN TẠI
PHẠM KIM
BÌNH-cầu Long
Biên
Họa sĩ Phạm Kim Bình - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội cho biết, triển
lãm là sự kiện lớn của giới họa sĩ Thủ đô hướng đến kỷ niệm 60 năm
ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các họa sĩ nhân triển lãm hội
họa năm 1951 tại Chiến khu Việt Bắc và kỷ niệm 65 năm ngày Toàn
quốc kháng chiến.
Thông qua tác phẩm, các họa sĩ Hà Nội thể hiện tình cảm của mình với
cây cầu Long Biên, một chứng tích hào hùng của Hà Nội. Cây cầu này
đã gắn liền với lịch sử cách mạng, những kỷ niệm sống, tình yêu, hạnh
phúc của người Hà Nội và chứng kiến bao đổi thay của thủ đô nghìn
năm tuổi. Triển lãm hội tụ được nhiều thế hệ họa sĩ Hà Nội tham gia.
Đây được coi là món quà đầy ý nghĩa của Hội Mỹ thuật Hà Nội gửi đến
công chúng Thủ đô và cả nước. Nội dung xuyên suốt của các bức tranh
tham gia triển lãm đều xoay quanh cây cầu Long Biên quá khứ và hiện
tại. Trong đó có nhiều bức tranh của các họa sĩ tên tuổi khắc họa về
một cây cầu trải qua bao năm tháng; từ trong chiến tranh khói lửa đến
hiện tại với cuộc sống người Hà Nội thanh bình và đang vững bước
hướng tới tương lai.
Tại triển lãm, khách tham quan có dịp chiêm, ngưỡng những bức tranh
tiêu biểu như Cầu Long Biên một thời bình yên của họa sĩ Phạm Kim
Bình, Ký ức cầu Long Biên của Đào Hoa Vinh, Kỷ niệm cầu Long
Biên của Bùi Anh Hùng và bức tranh của họa sĩ Hải Nghiêm nói về
khoảng khắc Hà Nội chìm trong chiến tranh của trận Điện Biên phủ
trên không...
Đây là cuộc triển lãm có quy mô hoành tráng mang nặng tâm huyết của
các họa sĩ Hà Nội từ nhiều thế hệ. Để có cuộc triển lãm này, Hội Mỹ
thuật Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức nhiều
trại sáng tác đi thực tế. Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức 5 trại sáng tác
và 5 chuyến đi thực tế. Trong 5 chuyến đi thực tế được Hội Mỹ thuật
Hà Nội tổ chức từ đầu năm nay, có 2 chuyến đi thực tế đưa các họa sĩ
đến trực tiếp cầu Long Biên để vẽ. Mỗi chuyến đi thực tế vẽ cầu Long
Biên có 10 họa sĩ tham gia.
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội Phạm Kim Bình chia sẻ, vẽ về cầu Long
Biên là một đề tài mà các họa sĩ Hà Nội rất tâm huyết. Ngay từ đầu
năm, khi cuộc triển lãm được khởi xướng, hầu hết các họa sĩ Hà Nội
đều hồ hởi phấn khởi tham gia nhiệt tình và đã dấy lên thành một
phong trào sáng tác về cây cầu Long Biên - một chứng tích hào hùng
của Thủ đô nghìn năm yêu dấu.
TRẦN CHUNG
CẦU LONG BIÊN - KÝ ỨC VÀ HIỆN TẠI
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 113.50 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Họa sĩ Phạm Kim Bình kiến thức mỹ thuật mỹ thuật việt nam tác phẩm nghệ thuật danh họa họa sĩ nổi tiếng tác phẩm nghệ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 350 0 0 -
6 trang 268 0 0
-
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 51 0 0