Danh mục tài liệu

Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.87 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu "Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là khái quát cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 646 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt Nam với tổng cộng 2.494 quan sát trong vòng 4 năm từ năm 2017 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam là thấp với tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên tài sản là 47,6%, tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 276,4%. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THE CAPITAL STRUCTURE OF LISTED ENTERPRISES ON VIETNAMESE STOCK MARKET TS. Tạ Thị Thúy Hằng, Th.S. Trần Thị Kim Chi Trường Đại học Lao động - Xã hộiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là khái quát cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 646 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt Nam với tổng cộng 2.494 quan sát trong vòng 4 năm từ năm 2017 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam là thấp với tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên tài sản là 47,6%, tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 276,4%. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt về cấu trúc vốn của các nhóm ngành kinh doanh cụ thể. Ngành có tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản cao nhất là ngành công nghệ và công nghiệp và thấp nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng. Ngành có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là ngành tài chính và ngành thấp nhất là ngành các dịch vụ hạ tầng. Từ khóa: Cấu trúc vốn, công ty niêm yết, tỷ số nợ phải trả trên tài sản, tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ABSTRACTS: The purpose of this study is to generalize the capital structure of Vietnamese listed enterprises. The study used a sample of 646 companies listed on Viet nams stock market with a total of 2,494 observations over the four years from 2017 to 2020. The results of the study show that the financial autonomy of Vietnamese listed enterprises is low with the average ratio of liabilities to assets is 47.6%, the average ratio of liabilities to equity is 276.4%. In addition, The study also showed differences in the capital structure of specific business groups. The industry with the highest ratio of liabilities to assets is the technology and industry and the lowest is the consumer services industry. The sector with the lowest debt-to-equity ratio is the financial sector and the lowest is the infrastructure services industry. Key words: capital structure, listed enterprises, debt-to-equity ratio, Debt-to -Assets Ratio1. Giới thiệu Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nênnguồn vốn để công ty có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinhdoanh. Cấu trúc vốn được định nghĩa là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổngnguồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Thị ThànhVinh, 2021). Để đo lường cấu trúc vốn thường sử dụng các chỉ số: (1). Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA): đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho 1837 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021tổng tài sản. Chỉ số này cho biết trong tổng số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng baonhiêu phần trăm là nợ phải trả. Tổng nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) = Tổng tài sản Tỷ số này cho thấy được khả năng trong vấn đề tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ sốnày mà quá nhỏ thì càng chứng tỏ doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh và vay ít. Tỷ số này cũng cóý nghĩa rất lớn với các nhà đầu tư. Họ thường sử dụng tỷ lệ này không chỉ để đánh giá xem côngty có đủ tiền để có thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ nợ hiện tại hay không mà còn để đánh giá liệucông ty đó có thể trả lại tiền cho khoản đầu tư của họ hay là không. (2). Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (DE): đo lường mức độ công ty đang tài trợ chohoạt động của mình thông qua nợ so với các quỹ thuộc sở hữu hoàn toàn. Đây chỉ số quan trọngvề tài chính đề đo lượng năng lực hoạt động cũng như cách vận hành hoạt động của bộ phận lãnhđạo doanh nghiệp Nợ phải trả Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) = Vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ cho biết được công ty có rủi ro về tài chính ở thời điểm hiện tại vàkhó khăn trong thời gian tới hay không. Trường hợp tỷ số nợ trên vốn chủ lớn hơn 1 có nghĩa làdoanh nghiệp đang vay của nhiều tổ chức, cá nhân để phục vụ cho hoạt động của mình nhiều hơnsố vốn hiện có. Tức là doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, vay nợ nhiều nguy cơ bị rủi ro, siếtnợ bất cứ lúc nào và cũng khó trong việc đầu tư tiếp tục cho sản xuất, kinh doanh kiếm lợi nhuận.Nếu tỷ số này liên tục cao trong một thời gian dài thì khả năng trả nợ khó. Còn nếu tỷ số này nhỏthì chứng tỏ nguồn vốn doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, ít nợ bên ngoài không chịu nhiềuáp lực tài chính và đang kin ...