Danh mục tài liệu

Cây mía trên vùng đất Tây Ninh

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.53 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tây Ninh hiện có 3 nhà máy chế biến tương đối hiện đại với tổng công suất 12.500tấn mía cây /ngày, nếu để có đủ mía chế biến rải đều cho cả vụ (7 tháng), phải đáp ứng khoảng 2.620.000 tấn mía cây/năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây mía trên vùng đất Tây Ninh Cây mía trên vùng đất Tây Ninh Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Tây Ninh hiện có 3 nhà máy chế biến tương đối hiện đại với tổng công suất12.500tấn mía cây /ngày, nếu để có đủ mía chế biến rải đều cho cả vụ (7 tháng),phải đáp ứng khoảng 2.620.000 tấn mía cây/năm. Hiện tại năng suất mía bình quântoàn tỉnh còn thấp, do đó cần có những tác động kỹ thuật nhằm nâng cao năng suấtmía (từ 50tấn/ha lên 80- 100tấn/ha), đây cũng là một trong những giải pháp tănghiệu quả sử dụng đất. Những yếu tố tác động tích cực quyết định đến năng suất vàchất lượng mía bao gồm: Giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG MÍA CỦA TỈNH TÂY NINH 1-Vùng đất cao: Hầu hết là đất xám trên nền phù sa cổ, chủ yếu là cát pha.Vùng đất rẫy mới khai hoang, hàm lượng mùn còn cao do đó đất tương đối màumỡ, vùng đã canh tác lâu năm, đất thường bạc màu, nghèo dinh dưỡng, giữ nước,giữ phân kém. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào nước trời do đó cần chọn những giống cókhả năng chịu hạn khá (điển hình là các xã phía Bắc của huyện Châu Thành, TânBiên, Tân Châu) 2-Vùng đất thấp: Vùng đất trước đây thường làm 2 vụ/năm (lúa màu), dohiệu quả thấp nên tỉnh đã có chủ trương chuyển sang trồng mía. Vùng đất nàycũng thuộc dạng đất xám có nguồn gốc phù sa cổ, cát pha, thường có độ màu mỡkhá hơn. Đặc điểm vùng đất thấp thường bị ngập úng vào mùa mưa, do đó đối vớimía trồng vùng này cần phải có hệ thống kênh thóat nước tốt và phải chọn nhữnggiống có khả năng chịu úng khá. (Điển hình là khu vực xã Trà Vong, Mỏ Công -Tân Biên, Tân Hưng, Tân Phú - Tân Châu, Xã Phan - Dương Minh Châu) ĐẶC TÍNH CỦA CÁC GIỐNG MÍA VÀ CƠ CẤU GIỐNG CHOCÁC VÙNG TRỒNG MÍA 1/- Đặc điểm chính của một số giống mía hiện trồng ở Tây Ninh *Giống K84-200: Thân to, mọc thẳng, nẩy mầm chậm, tỷ lệ mọc mầm khá,thời kỳ đầu sinh trưởng chậm, nhanh khi bắt đầu phân lóng, tỷ lệ cây hữu hiệu cao,chịu phèn, chịu ngập tốt, chống đổ ngã, tái sinh gốc tốt, ít nhiễm sâu đục thân, trỗcờ ít, chín trung bình muộn. Trong điều kiện thâm canh năng suất có thể đạt trên100tấn/ha, chữ đường CCS 10-11%. *Giống ROC16: Thân to trung bình, nẩy mầm nhanh và tập trung, sức đẻ nhánh khá, chồihữu hiệu cao, tái sinh kém ở mùa gốc. Tốc độ vươn lóng nhanh, thân to vừa phải,thẳng đứng, không rỗng ruột, chống đổ tốt, ít trỗ cờ. Giống chín sớm (10-11 tháng), năng suất trong điều kiện thâm canh đạt từ80 -100 tấn/ha, chữ đường CCS 12-14%. ít nhiễm sâu đục thân, kháng bệnh khảmvà bệnh phấn trắng nhưng nhiễm bệnh than đen, bệnh rượu. Đây là giống mía chínsớm, chữ đường cao, các đơn vị sản xuất giống cần áp dụng sản xuất hom giốngsạch để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. *GiốngR570: Thân to, mầm mọc mạnh, tập trung, sinh trưởng thời kỳ đầu chậm, nhanhtrong giai đoạn vươn lóng, ít trỗ cờ, tái sinh gốc tốt. có khả năng kháng bệnh thanvà ít nhiễm sâu đục thân. Đây là giống chín trung bình (12-13 tháng) , trong điềukiện thâm canh năng suất có thể đạt trên 100tấn/ha, chữ đường CCS 10-11%. *Giống VN84-4137: Thân cây to trung bình, phát triển thẳng, mọc mầm sớm và tập trung, tỷ lệmọc mầm cao, đẻ nhánh mạnh nhưng có hiện tượng đẻ nhánh lai rai ở giai đoạnvươn lóng, mật độ cây hữu hiệu cao, khả năng chịu hạn chịu phèn tốt; ít bị sâu hại(có khả năng nhiễm sâu đục thân 5 vạch giai đoạn đẻ nhánh), kháng bệnh khá, khảnăng tái sinh tốt, thích ứng rộng, chịu thâm canh, ít trỗ cờ. Trong điều kiện thâmcanh, năng suất đạt 80-100tấn/ha. Mía chín rất sớm, chữ đường CCS 10-11%. Lưu ý: Mẫn cảm với ẩm độ. trồng vụ Đông Xuân phải tiến hành xới xáongay sau những trận mưa to cuối vụ, vụ hè thu cần có hệ thống thoát nước tốt vàkhông lấp hom sâu. *Giống VN84-422: Thân to trung bình, nảy mầm nhanh, tập trung, đẻ nhánh mạnh, vươn lóngnhanh, ít đổ ngã. Kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt, không trỗ cờ, tái sinh và lưu gốctốt. Là giống chín sớm, hàm lượng đường cao CCS >12, có thể ép đầu vụ. *Giống mía VN85-1427: Thân to trung bình, đẻ nhánh mạnh, giai đoạn đầu vươn lóng chậm nhưnggiai đoạn sau nhanh hơn; khả năng tái sinh gốc tốt, tỷ lệ trỗ cờ thấp ( dưới 5%),thờI gian chín trung bình, năng suất cao tên dướI 100tấn/ha, chữ đường CCS >10 2/-Cơ cấu giống cho các vùng trồng mía: Căn cứ vào đặc tính của các giống mía nêu trên có thể xây dựng cơ cấugiống mía tương đối phù hợp cho các vùng đât trồng mía như sau: Vùng đất cao: Có thể chọn những giống tương đối chịu hạn như: VN84-4137, R570 Vùng đất thấp: Có thể chọn các giống K84-200( trồng vụ Đong – Xuân),R570 ( Trồng vụ Đông – Xuân và Hè – Thu) KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1/-Thời vụ: Ở Tây ninh có 2 vụ trồng chính: a-Vụ Đông - Xuân (cuối mùa mưa) thường trồng vào khoảng tháng 11-12dl, thu hoạch vào khoảng tháng 10-12 năm sau (đối với vùng đất không có điềukiện tưới). Đối vùng có điều kiên tưới thời vụ trồng có t ...