Danh mục tài liệu

Cây thuốc vị thuốc Đông y - NHÂN SÂM

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.66 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Đường sâm, Hồng sâm, Bạch sâm, Sâm Cao ly, Sâm Triều tiên, Viên sâm. Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey., họ Ngũ gia (Araliaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 30-50cm có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá. Cuống lá dài. Lá kép chân vịt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - NHÂN SÂM Cây thuốc vị thuốc Đông y - NHÂN SÂM Vị thuốc Nhân sâmNHÂN SÂM (人蔘)Radix GinsengTên khác: Đường sâm, Hồng sâm, Bạch sâm, Sâm Cao ly, Sâm Triều tiên, Viênsâm.Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey., họ Ngũ gia (Araliaceae).Mô tả:Cây nhỏ, cao 30-50cm có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4-5lá. Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 3 lá chét về sau có 5 lá chét; hai láchét ngoài nhỏ hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây trồng thì ra hoavào năm thứ 3 vào mùa hạ; từ điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao chừng10 cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm họp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá đài 5răng, 5 nhị. Bầu dưới, 2 ô. Quả hạch, màu đỏ gần hình cầu. Rễ củ thường to bằngngón tay phân thành nhiều nhánh nom như hình người nên có tên là nhân sâm. Đôikhi có những củ sâm có kích thước rất lớn nặng đến 300-400g.Bộ phận dùng: Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Nhân sâm (Radix Ginseng)Phân bố: Mọc hoang và được trồng ở đông bắc Trung quốc, Triều tiên, Liên xôcũ. Cây ưa bóng râm. Nước ta chưa trồng được cây này. Dược liệu nhập từ cácnước khác.Thu hái: Thường thu hoạch Nhân sâm vào mùa thu (tháng 9-10), ở những câytrồng từ 4 năm trở lên, rửa sạch, phơi nắng nhẹ, hoặc sấy nhẹ đến khô.Tác dụng dược lý:Ginsenosid hoặc dịch chiết từ nhân sâm có những tác dụng sau:+ Kháng histamin: ngăn ngừa hiện tượng co thắt ruột của chó gây ra do tiêmhistamin phosphat.+ Kháng cholin: giảm co thắt ruột của chuột lang cô lập khi gây co thắt bởi acetylcholin.+ Giảm lượng cholesterol của huyết thanh thí nghiệm trên chuột.+ Tác dụng làm giảm hoạt động nhưng lại làm thức tĩnh, trên chuột làm thí nghiệmthấy nằm nhiều nhưng ngủ ít.+ Có tác dụng chống stress ở chuột thí nghiệm.+ Tăng khả năng nhận biết và trí nhớ của chuột.+ Trên huyết áp có hai giai đoạn nâng và hạ.+ Tác dụng kích thích tổng hợp RNA trên gan chuột cống nếu tiêm ginsenosid vàomàng bụng 4 giờ trước khi tiêm các chất tiền sinh (acid orotic - 614-C và phosphatcó đánh dấu). Các nhà nghiên cứu Nhật đã chế dung dịch tiêm hỗn hợp ginsenosid(từ 100g nhân sâm chiết được 1,2 g hoạt chất) có tác dụng kích thích tổng hợpRNA.+ Tác dụng chuyển glucose thành glycogen, ngăn ngừa hiện tượng giảm glycogen,ATP hoặc creatin phosphat và ngăn ngừa hiện tượng tăng acid lactic và acidpyruvic trong cơ của chuột cống thí nghiệm bằng phương pháp cho chuột bơi, dođó cung cấp được một cách nhanh chóng năng lượng cho cơ hoạt động.Ginsenosid có tác dụng tăng sức nếu đưa thuốc vào dạ dày chuột nhắt trắng trướckhi làm thí nghiệm cho chuột chạy đến kiệt sức.+ Tăng bài niệu kèm thải ure.+ Tăng tác dụng bảo vệ cơ thể đối với bức xạ tốt hơn ionol.+ Tác dụng giảm sốt, giảm đau do thấp khớp.+ Tác dụng kích dục.+ Tác dụng kích thích miễn dịch.+ Dịch chiết nhân sâm có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột thí nghiệm bịnhiễm trypanosom; có tác dụng ngăn ngừa cơn sốt của thỏ thí nghiệm bị nhiễm vikhuẩn thương hàn và phó thương hàn, có tác dụng làm giảm độ viêm trên chânchuột thí nghiệm.+ Thí nghiệm trên người dùng dịch chiết nhân sâm đã được tiêu chuẩn hóa bằnghàm lượng ginsenosid, chứng minh có sự cải thiện rất rõ về tinh thần cũng như thểlực. Thí nghiệm trên người có tuổi cho thấy có sự nâng cao tuần hoàn máu trongtim và não, do đó tăng được khả năng làm việc, làm giảm sự mất trí nhớ.+ Panaxan (=glycan) của rễ có tác dụng chống tiểu đường.+ Độc tính của saponin nhân sâm rất thấp, LD50 = 765 mg/kg (tiêm vào màngbụng chuột).Thành phần hoá học:Thành phần chính là các saponin triterpenoid tetracyclic nhóm dammaran gọichung là ginsenosid. Trước đây khi thủy phân các glycosid bằng acid người ta thuđược 2 aglycon chính là panaxadiol và panaxatriol. Về sau xác định lại và thấyrằng các aglycon trên không thật vì dưới tác dụng của acid thì mạch nhánh bị đóngvòng lại. Bằng phương pháp thủy phân bằng enzym hoặc hóa giáng đặc biệt để cắtđường mà không ảnh hưởng đến phần aglycon người ta thu được các aglyconthật: protopanaxadiol (=dammar - 24-ene, 3ß, 12ß, 20-triol) và protopanaxatriol(= dammar - 24-ene 3ß-, 6α, 12ß, 20-tetraol).Các thành phần khác: tinh dầu 0,05%-0,25%, vit B1, B2, các phytosterol 0,029%,glycan.Công năng: Đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, bổ tỳ ích phế, sinh tân, anthần.Công dụng: Cơ thể suy nhược, có thoát chứng, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, ănít, phế hư ho suyễn, tân dịch thương tổn, miệng khát nước, nội nhiệt tiêu khát, đáitháo, bệnh lâu ngày gầy yếu, đánh trống ngực, mất ngủ; liệt dương, tử cung lạnh,suy tim kiệt sức, ngất do bị bệnh tim.Cách dùng, liều lượng: 2-6g một ngày. Dạng thuốc bột, thuốc sắc, cao lỏng, rượuthuốc.Bào chế:Hồng sâm: chọn củ mẫm to, nặng trên 37g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưngchín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột cótrong rễ bị chín và khi khô thì thể chất trong suốt nửa như sừng, có màu hồng mùithơm, vị ngọt hơi đắng. Thân sâm hình thoi hoặc gần như hình trụ, phần trên vàphần dưới hơi thót lại. Phần đầu tức là cổ rễ, đôi khi nom rõ vết sẹo của thân. Rễđôi khi phân nhánh nom như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh nom nhưchân. Củ càng to càng giá trị.Bạch sâm (hoặc đường sâm): những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm thìchế bạch sâm. Sau khi rửa sạch đất cát thì nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩmđường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60o. Dược liệu sau khi chếbiến thì mặt ngoài màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám bên ngoài,mặt bẻ màu trắng ngà và xốp, mùi thơm, vị ngọt.Ngoài 2 loại trên ra thì còn có:- Sinh sái sâm là loại sâm để nguyên vỏ, sau khi loại sạch đất cát chỉ phơi khô.- Đại lực sâm là loại sâm chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi.- Tu sâm là rễ con của củ sâm.- Người ta còn phân biệt loại trồng là viên sâm, loại mọc hoang là dã sơn sâm.- ...