Danh mục tài liệu

Cézanne (1839-1906) người mở đường cho hội hoạ hiện đại

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hậu thế nhắc nhiều đến Cézanne. Thậm chí, ở Pháp, trong giới am hiểu nghệ thuật, có một thói quen đã thành nếp, là hễ cứ nói đến những bước đầu của hội hoạ hiện đại, là người ta lại nhắc đến tên ông. Vì sao vậy ? Tại sao không nói đến Van Gogh, Gauguin
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cézanne (1839-1906) người mở đường cho hội hoạ hiện đạiCézanne (1839-1906) người mở đường cho hội hoạ hiện đạiHậu thế nhắc nhiều đến Cézanne. Thậm chí, ở Pháp, trong giới am hiểu nghệ thuật,có một thói quen đã thành nếp, là hễ cứ nói đến những bước đầu của hội hoạ hiệnđại, là người ta lại nhắc đến tên ông. Vì sao vậy ? Tại sao không nói đến VanGogh, Gauguin, hay Munch ? Đó cũng là những người đã đem đến những điều mớimẻ cho hội hoạ ở phương tây vào cuối thế kỷ XIX, trước khi hội hoạ hiện đại thựcsự ra đời ?Ở đây, chắc bạn không khỏi nóng lòng muốn biết khái niệm hiện đại trong hội hoạđã được định nghĩa như thế nào và cần được hiểu như thế nào ? Đâu là chỗ dựa lýthuyết của nó ? Và cuối cùng, hội hoạ hiện đại đã hình thành ở vào thời điểm nào ?Đâu là vị trí của Cézanne ?Khái niệm hiện đại trong hội hoạThực ra, khái niệm hội hoạ hiện đại không phải là một khái niệm bất di bất dịch.Về thời điểm và những điều kiện hình thành của nó, ta có thể biết rõ được, nhưngcòn nội dung khái niệm hiện đại thì luôn luôn thay đổi cùng với những quan niệm,phong cách, trường phái hội hoạ, kế tiếp nhau ra đời từ đầu thế kỷ XX đến nay,mặc dầu về căn bản, tính chất hiện đại của những tác phẩm của Mondrian,Kandinsky, Picasso, Braque, Léger, hay Malevitch, v.v. (1910-15), và nói chung,của các trường phái tượng trưng, biểu hiện, lập thể, dã thú, trừu tượng, của nhữngnăm đầu thế kỷ XX, cũng có thể so sánh được với tính chất hiện đại trong các tácphẩm của Jackson Pollock, Willem de Kooning, Jasper Johns, Rothko, haySoulages, v.v., với các trường phái Pop Art, Tân hiện thực, Siêu hiện thực, v.v(1950-70), hoặc của Georg Baselitz, Antonio Saura, Jean-Michel Basquiat, v.v..(1980-90). Kể tên tuổi các hoạ sĩ được coi là hiện đại từ một thế kỷ nay, chắc ítnhất cũng phải một trang báo, hay hơn, mới có thể kể hết được. Cũng như, trìnhbày những ý tưởng hiện đại ra đời từ đầu thế kỷ XX đến nay, với tất cả các xuhướng hình tượng và trừu tượng, cũng vượt khỏi khuôn khổ của bài báo này, vànhất là điều đó cũng không cần thiết lắm để giải thích hiện tượng Cézanne.Khái niệm hiện đại thực ra cũng chỉ có một giá trị tương đối. Khi ta nói hiện đại,bao giờ cũng chỉ là hiện đại đối với một cái gì đó có trước, không phải chỉ là mộtcái gì lỗi thời, mà thường thuộc về một truyền thống.Trong nền hội hoạ ở phương tây, cái mà người ta gọi là hội hoạ hiện đại có mộtnội dung và một lịch sử khá chính xác. Đó là tất cả những xu hướng hội hoạ đối lậpvới cái truyền thống hội hoạ có từ thời cổ đại Hy Lạp, mà một trong những quy tắcđược lấy làm nền tảng, là phải thể hiện sự vật « giống như thật », hay nói nhưAristote (384-322 tr.C.N.), « giống như con mắt ta nhìn thấy ». Người ta còn nhớgiai thoại về hai hoạ sĩ Hy Lạp sống ở thế kỷ V tr. C.N., Zeuxis và Parraharios,một người vẽ chùm nho giống đến nỗi chim chóc tưởng thật tìm đến ăn, một ngườivẽ bức màn khéo đến mức người ta ngỡ là bức màn thật. Chính Aristote đã đưaquan niệm về sự thể hiện sự vật một cách « giống như thật » này lên thành quy tắcnghệ thuật. Quy tắc này sẽ là « hạt nhân lý thuyết » của hội hoạ tượng hình truyềnthống ở phương tây trong nhiều thế kỷ.Tuy nhiên, khi nói đến nền hội hoạ truyền thống, người ta thường chỉ đi ngược lênđến thời Phục Hưng Ý mà thôi, vì ở thời kỳ này, không những các hoạ sĩ vẫn trungthành với quan niệm thể hiện hiện thực như ở thời Aristote, mà còn đặt ra phépphối cảnh với điểm tụ ở đường chân trời, quy định cách thể hiện sự vật trongkhông gian, coi đó là cách thể hiện khoa học nhất, chính xác nhất. Quy tắc này sẽngự trị trong hội hoạ truyền thống ở phương tây từ thời Phục Hưng Ý đến nay.Đương nhiên, đối với các nền hội hoạ không tượng hình(trừu tượng), thì cả hai quytắc trên đều không đặt ra.Có thể nói một cách tóm tắt, là hội hoạ hiện đại, hình thành ở đầu thế kỷ XX, phủnhận cả hai quy tắc kể trên, từ Cézanne cho đến các trường phái tượng trưng, biểuhiện, lập thể, dã thú, trừu tượng, v.v.Quan niệm về hội hoạ của CézanneCézanne, từ khi tìm ra được cho mình một con đường đi riêng, vào khoảng nhữngnăm 80 (của thế kỷ XIX) trở đi, đã không còn quan tâm đến cái vỏ ngoài của sự vậtnữa, điều mà phần đông các hoạ sĩ ấn tượng đương thời vẫn còn đang đeo đuổi(Cézanne đã từng vẽ theo phong cách ấn tượng, và trong các bức hoạ thời kỳ ấntượng của ông có nhiều bức rất đẹp : Maison en Provence, près de lEstaque(1879-82) ; Le pont de Maincy, 1879 ; Madame Cézanne dans un fauteuil rouge,1877, v.v.Có thể lấy một vài thí dụ để minh hoạ quan niệm không cần thiết phải vẽ chi tiếthiện thực (trong một loại tranh nhất định) này của Cézanne. Trong những bức hoạvẽ những người tắm truồng (Baigneurs và Baigneuses) vào những năm 1890-1906,ông thường không vẽ chi tiết mặt mũi. Ngay cả thân hình người, ông cũng cố ýkhông vẽ đúng, mà chỉ chú ý đến bố cục và nhịp điệp chung của bức hoạ.Đối tượng của hội hoạ đối với ông bây giờ là những vấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: