Danh mục tài liệu

Chậm phát triển tâm thần

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.45 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Chậm phát triển tâm thần" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân, tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên tắc, sơ đồ/phác đồ điều trị, tiên lượng và biến chứng, phòng bệnh, theo dõi và thăm khám cho bệnh nhân chậm phát triển tâm thần. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chậm phát triển tâm thần CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN1. ĐỊNH NGHĨAChậm phát triển tâm thần là một trạng thái phát triển bị ngừng trệ hay không đầy đủcủa tâm thần, được đặc trưng chủ yếu bằng tật chứng về kỹ năng trong thời kỳ pháttriển, bao gồm cả kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, học tập, lao động, xã hội, chăm sócbản thân. Tỉ lệ gặp chậm phát triển tâm thần trong dân số chung là 1-3%.Chậm phát triển tâm thần có thể kèm hoặc không kèm rối loạn cơ thể hoặc tâm thầnkhác.2. NGUYÊN NHÂNNguyên nhân được chia thành 4 nhóm theo thời gian tác động vào sự phát triển trẻtrong thời kỳ phôi thai và những năm đầu.2.1. Các yếu tố di truyềnCác bất thường về gen và nhiễm sắc thể như hội chứng Down, bệnh não bẩm sinh…2.2. Các yếu tố gây hại đến sự phát triển phôi, thaiNhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai: cúm..Nhiễm độc thai nghénNgộ độc thuốc, rượu, chất kích thíchBệnh lý cơ thể của mẹ ảnh hưởng đến phôi thai: basedow, suy giáp…Bất đồng nhóm máu mẹ con Rh…2.3. Các yếu tố tác động khi sinhĐẻ thiếu tháng, đẻ ngạt..Can thiệp sản khoa gây tổn thương não trẻ như forcep, giác hút2.4. Các yếu tố tác động vào sự phát triển trong những năm đầuCác nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm não – màng não, các nhiễm khuẩnkhác ảnh hưởng đến sự phát triển não bộSuy dinh dưỡngSự phát triển bất thường của hộp sọ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộChấn thương sọ nãoMôi trường giáo dục, chăm sóc, tâm lý xã hội thiếu hụt hoặc không đúngCác bệnh lý như phenylceton niệu, động kinh, nhược giáp… ảnh hưởng đến sự pháttriển của não bộ.Có trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhất là các trường hợpchậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ 1533. CHẨN ĐOÁN3.1. Chẩn đoán xác định3.1.1. Chẩn đoán chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ (F70)Khả năng tư duy: có tư duy mô tả cụ thể, không hiểu được tư duy trừu tượng, thiếusáng kiến, khả năng phân tích tổng hợp kém. Biết nói chậm, nhưng có khả năng sửdụng ngôn ngữ trong những giao tiếp hàng ngày, có thể hình thành ngôn ngữ viết.Có khả năng học hết tiểu học, nhưng hay lưu ban, khó khăn trong học lý thuyết.Khả năng cảm xúc: có cảm xúc cấp cao nhưng thiếu tự lập, phụ thuộc vào bố mẹ dùđã trưởng thành, không đủ khả năng giải quyết những mâu thuẫn nội tâm.Hành vi tác phong: có khả năng tự chăm sóc cá nhân. Có thể làm được các côngviệc đơn giản, thích nghi được với môi trường xã hội nhưng cần có trợ giúp và kémhiệu quả hơn người khác.Chậm phát triển mức độ nhẹ có chỉ số IQ: 50-693.1.2. Chẩn đoán chậm phát triển tâm thần mức độ trung bình (F71)Khả năng tư duy: có thể có tư duy khái quát thô sơ, không có tư duy trừu tượng,không hiểu được ý chính của vấn đề, khả năng phán đoán nghèo nàn, không có khảnăng độc lập trong suy nghĩ. Có thể có tính toán đơn giản cụ thể, không tính toántrừu tượng. Chậm biết nói, chậm nghe hiểu, vốn từ không lớn, ngữ pháp đơn giản,phát âm sai, nói lắp, nói ngọng. Có thể sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhưngkhông hiểu quy tắc xã hội. Khó hình thành ngôn ngữ viết.Cảm xúc: không ổn định, cảm xúc cấp cao hạn chế.Hành vi tác phong: có thể làm được công việc đơn giản, không làm được công việccó tính quy trình, máy móc, không thay đổi được theo hoàn cảnh. Ít có khả năngsống tự lập hoàn toàn, cần có sự trợ giúp, hướng dẫn.Chậm phát triển mức độ trung bình có chỉ số IQ: 35-493.1.3 Chẩn đoán chậm phát triển mức độ nặng (F72)Tư duy: có tư duy cụ thể, thô sơ, học được một vài kinh nghiệm đơn giản. Không cóngôn ngữ hoặc chỉ phát âm những âm đơn giản mà bản thân không hiểu.Cảm xúc: chỉ có cảm xúc bản năng, thỏa mãn bản thân, sự bày tỏ cảm xúc đơn sơ,có nhiều hạn chế.Hành vi tác phong: thường chỉ có những hoạt động bản năng hay những phản ứngthô sơ với các kích thích bên ngoài. Cần có người giúp đỡ trong hoạt động chăm sócbản thân.Thường có bệnh lý cơ thể hoặc tâm thần khác đi kèm.Chậm phát triển mức độ nặng có chỉ số IQ: 20-343.1.4 Chẩn đoán chậm phát triển tâm thần mức độ trầm trọng (F73) 154Tư duy: không có khả năng nhận thức, không có khả năng phản ứng với các kíchthích đơn giản như nóng lạnh, không có ngôn ngữ. Cảm xúc: hoàn toàn là cảm xúc bản năng. Có cơn giận dữ, tự cào cấu hay tấn côngngười khácVận động kém, có khi không đi được, hành động định hình lặp lạiThường có nhiều bệnh lý cơ thể, thần kinh, tâm thần đi kèm.Chậm phát triển mức độ trầm trọng có chỉ số IQ < 20.3.1.5 Chậm phát triển tâm thần khác (F78)3.1.6 Chậm phát triển tâm thần không biệt định (F79)3.2. Cận lâm sàng Trắc nghiệm tâm lý đánh giá trí tuệ (Wics, Raven, Denver…): Các xét nghiệm thường quy: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, điện tim, siêu âm ổ bụng, x-quang tim phổi… Điện não đồ, CT scanner sọ não, MRI sọ não Một số xét nghiệm sinh hóa, một số chất chuyển hóa trong chẩn đoán chậm phát triển do nguyên nhân chuyển hóa Xét nghiệm di truyền trong chẩn đoán chậm phát triển do một số bệnh lý di truyền... Các trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh lý tâm lý đi kèm như: trầm cảm, ADHD, tự kỷ…3.3. Chẩn đoán phân biệtCần chẩn đoán phân biệt chậm phát triển với các rối loạn trí tuệ bị đình trệ do cácnguyên nhân khác ở trẻ:Thiếu hụt môi trường nuôi dưỡng, giáo dục, nếu được can thiệp sớm sẽ trở lại bìnhthườngBệnh lý cơ thể kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, suy nhược nặng dẫn đến chậm chạp,trí nhớ kém, tiếp thu chậm chạpMột số trường hợp rối loạn giác quan như mù, câm, điếcCác bệnh lý tâm thần khác như tự kỷ, tâm thần phân liệt…4. ĐIỀU TRỊ4.1. Nguyên tắc điều trịViệc điều trị chậm phát triển tâm thần dựa vào đánh giá nhu cầu xã hội, giáo dục,tâm thần và môi trường.Điều trị chậm phát triển tâm thần là điều trị lâu dài, cần có sự tham gia của cả giađình, cộng đồng.Chậm phát triển tâm thần kết hợp với các rối loạn tâm thần cần điều trị phối hợp4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: