Nội dung Chẩn đoán lâm sàng thú y nói rõ một số khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán bệnh trong thú y. Giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y có những kiến thức cơ bản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chẩn đoán lâm sàng thú y PHẦN A CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH Tóm tắt chương: nội dung nói rõ một số khái niệm về chẩn đoán; các phương phápchẩn đoán bệnh trong thú y. Mục tiêu: giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y có những kiến thức cơbản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN1.1.1 Khái niệm chẩn đoán Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệuchứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh. Một chẩn đoán đầy đủ và chính xác cần phải làm rõ được các nội dung sau: Vị trí bệnh trong cơ thể Tính chất của bệnh Hình thức và mức độ của những rối loạn trong cơ thể bệnh Nguyên nhân gây bệnh Tuy nhiên, một quá trình bệnh diễn ra trong cơ thể thường phức tạp, chẩn đoán dù có tỉ mỉ đếnđâu cũng khó phát hiện hết những thay đổi của các quá trình đó và trả lời được đầy đủ các nội dung trên.Chẩn đoán lâm sàng càng cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên nhiều mặt thì càng chính xác. Chú ý: Kết luận chẩn đoán có thể thay đổi theo quá trình bệnh. Gia súc có nhiều loại, đặc điểm sinh lý và các biểu hiện bệnh lý ở chúng cũng rất khác nhau. Phảicố gắng hiểu rõ và nắm được các đặc điểm sinh lý, các biểu hiện bệnh lý của từng loại gia súc, vận dụngthành thạo các phương pháp chẩn đoán thích hợp để rút ra một kết luận chính xác cho chẩn đoán.1.1.2 Phân loại chẩn đoán a. Phân loại theo phương pháp chẩn đoán Theo phương pháp người ta chia chẩn đoán ra thành: Chẩn đoán trực tiếp: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chủ yếu.Biện pháp này chỉ thực hiện hiệu quả khi vật bệnh biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, điểnhình. Ví dụ: Căn cứ vào các triệu chứng của trâu bò như lõm hông bên trái căng phồng, gõvào thấy âm trống, con vật đau bụng, bồn chồn khó chịu,…để kết luận con vật bị chướng hơidạ cỏ. Chẩn đoán phân biệt: Đây là biện pháp tổng hợp tất cả các triệu chứng mà vật bệnh biểuhiện, sau đó phân tích, so sánh, liên hệ với các bệnh liên quan, dùng phương pháp loại trừ dầnnhững bệnh có những điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng màbệnh súc cần chẩn đoán mắc nhất. Chẩn đoán theo dõi: Trong một số trường hợp vật bệnh không biểu hiện các triệu chứngđiển hình, do vậy ta không thể đưa ra được kết luận chẩn đoán sau khi khám mà phải tiếp tụctheo dõi để phát hiện thêm những triệu chứng mới; thu thập thêm cơ sở, căn cư để kết luậnchẩn đoán. Chẩn đoán dựa vào kết quả điều trị: Nhiều trường hợp con vật có triệu chứng lâm sàng,mà triệu chứng này lại có ở hai hay nhiều bệnh khác nhau, khi khám ta rất khó kết luận là 1bệnh nào. Khi đó ta dùng phác đồ điều trị một trong các bệnh đó và căn cứ vào kết quả điềutrị để đưa ra kết luận chẩn đoán. b. Phân loại theo thời gian chẩn đoán Theo thời gian chân đoán được chia làm các loại sau: Chẩn đoán sớm: Là đưa ra được các kết luận chẩn đoán ngay ở thời kì đầu của bệnh.Chẩn đoán sớm mang lại hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh. Chẩn đoán muộn: Là các kết luận chẩn đoán được đưa ra vào thời kì cuối bệnh, thậmchí khi gia súc chết mổ khám mới chẩn đoán được bệnh. c. Phân loại theo mức độ chính xác Theo mức độ chính xác chẩn đoán được phân ra làm các loại sau: Chẩn đoán sơ bộ: Là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán ngay sau khi khám bệnh để làmcơ sở cho điều trị. Chẩn đoán sơ bộ đưa ra các kết luận chưa được chính xác, do vậy cần tiếptục theo dõi vật bệnh để đưa ra các kết luận chẩn đoán chính xác hơn. Chẩn đoán cuối cùng: Là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kĩ và căncứ vào triệu chứng đặc trưng, sau một thời gian theo dõi cần thiết, căn cứ vào kết quả điều trị. Chẩn đoán nghi vấn: Đây là biện pháp thường gặp trong lâm sàng thú y, khi thấy mộtca bệnh không có triệu chứng đặc trưng, điển hình, khi đó thường đưa ra các kết luận nghi vấnvề bệnh để làm cơ sở cho điều trị. Kết luận nghi vấn cần được kiểm nghiệm thông qua việctheo dõi bệnh súc và kết quả điều trị.1.2 KHÁI NIỆM VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG1.2.1 Khái niệm triệu chứng Triệu chứng là những rối loạn bệnh lý do nguyên nhân bệnh gây ra như những biểu hiệnkhác thường về cơ năng (tăng nhịp tim, tăng huyết áp…) và những biểu hiện bệnh lý (ổ viêm,vết loét…). Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn sự hoạt động bìnhthường của cơ thể. Nhiệm vụ rất quan trọng của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng của bệnh. Khi con vậtmắc bệnh có thể biểu hiện rất nhiều các triệu chứng khác nhau, mỗi triệu chứng có ...