
CHÂN DUNG CÔ GÁI KHÔNG TÊN
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.43 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tháng 12 năm 1988 chúng tôi gồm Thành Chương, Đặng Xuân Hòa, Phạm Quang Vinh, Hà Trí Hiếu, Võ Tá Hùng...Rủ nhau đến nhà Ông Bổng, một nhà sưu tầm tranh có hạng ở Hà Nội. Ông rất mến và ưu ái các họa sỹ trẻ, đôi khi còn mua tranh của họ. Ông Bổng mỗi khi rảnh rang thường mời chúng tôi đến chơi vui và ký họa lẫn nhau. Lần nào cũng có tý "chất tươi" cho chúng tôi nhấm nháp lấy không khí nhập cuộc. Ông để sẵn bút, mầu, giấy trên bàn, anh nào thích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂN DUNG "CÔ GÁI KHÔNG TÊN" CHÂN DUNG CÔ GÁI KHÔNG TÊN CÔ GÁI KHÔNG TÊN Tranh của Đinh Quang Tỉnh (Màu bột trên bìa 0,35 x 0,45) Tháng 12 năm 1988 chúng tôi gồm Thành Chương, Đặng Xuân Hòa, Phạm Quang Vinh, Hà Trí Hiếu, Võ Tá Hùng...Rủ nhau đến nhà Ông Bổng, một nhà sưu tầm tranh có hạng ở Hà Nội. Ông rất mến và ưu ái các họa sỹ trẻ, đôi khi còn mua tranh của họ. Ông Bổng mỗi khi rảnh rang thường mời chúng tôi đến chơi vui và ký họa lẫn nhau. Lần nào cũng có tý chất tươi cho chúng tôi nhấm nháp lấy không khí nhập cuộc. Ông để sẵn bút, mầu, giấy trên bàn, anh nào thích vẽ chất liệu nào thì tùy ý. Sau đó ai muốn tặng không ông, ông vui vẻ nhận, hay đem về ông cũng vui vẻ, ông bảo rằng biết quý hóa đứa con tinh thần của mình là điều cần đối với một nghệ sỹ. Ngày ấy, màu và giấy vẽ quý ngang bằng vàng, nhưng ông không tiếc đối với chúng tôi. Ít năm sau, những tranh giấy ấy của Thành Chương, của Đặng Xuân Hòa... quả đắt ngang với vàng, có khi còn gấp nhiều lần... Ông Bổng có công trong việc phát hiện và giúp đỡ tài năng hội họa trẻ. Lần ấy, mấy cậu đã học xong Mỹ thuật Công nghiệp, đem theo hai cô sinh viên năm thứ 2. Một cô xinh đã hẳn rồi, trong đó có một cô mặt vuông chằn chặn, rất khó coi. Nhưng khi Thành Chương lấy cán bút nho khều cho tóc cô xõa xuống, che bớt hai bên má thì chao ơi sao mà đẹp, đẹp đến lạ lùng. Tôi chỉ vẽ cô sinh viên ấy suốt buổi. Khi về, tôi để lại tặng ông Bổng mấy ký họa, chỉ đem về một tranh và tất cả cảm xúc dạt dào về một gương mặt thiếu nữ đang xoan, khó quên. Đêm ấy, tôi vẽ bức tranh chân dung này. Trở về Sài Gòn, tôi không có dịp gặp lại êkíp vui chơi nhảy múa hồi ấy nữa. Hôm nay ngắm tranh, hồi tưởng lại kỷ niệm xưa. Xin trân trong giới thiệu cùng quý vị bức tranh chân dung cô gái tôi vẽ bằng bột màu trên bìa cac-tong. Vì thời gian đã quá lâu, tên của cô là gì tôi cũng không còn nhớ nữa, nên đặt tên cho tranh là Cô gái không tên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂN DUNG "CÔ GÁI KHÔNG TÊN" CHÂN DUNG CÔ GÁI KHÔNG TÊN CÔ GÁI KHÔNG TÊN Tranh của Đinh Quang Tỉnh (Màu bột trên bìa 0,35 x 0,45) Tháng 12 năm 1988 chúng tôi gồm Thành Chương, Đặng Xuân Hòa, Phạm Quang Vinh, Hà Trí Hiếu, Võ Tá Hùng...Rủ nhau đến nhà Ông Bổng, một nhà sưu tầm tranh có hạng ở Hà Nội. Ông rất mến và ưu ái các họa sỹ trẻ, đôi khi còn mua tranh của họ. Ông Bổng mỗi khi rảnh rang thường mời chúng tôi đến chơi vui và ký họa lẫn nhau. Lần nào cũng có tý chất tươi cho chúng tôi nhấm nháp lấy không khí nhập cuộc. Ông để sẵn bút, mầu, giấy trên bàn, anh nào thích vẽ chất liệu nào thì tùy ý. Sau đó ai muốn tặng không ông, ông vui vẻ nhận, hay đem về ông cũng vui vẻ, ông bảo rằng biết quý hóa đứa con tinh thần của mình là điều cần đối với một nghệ sỹ. Ngày ấy, màu và giấy vẽ quý ngang bằng vàng, nhưng ông không tiếc đối với chúng tôi. Ít năm sau, những tranh giấy ấy của Thành Chương, của Đặng Xuân Hòa... quả đắt ngang với vàng, có khi còn gấp nhiều lần... Ông Bổng có công trong việc phát hiện và giúp đỡ tài năng hội họa trẻ. Lần ấy, mấy cậu đã học xong Mỹ thuật Công nghiệp, đem theo hai cô sinh viên năm thứ 2. Một cô xinh đã hẳn rồi, trong đó có một cô mặt vuông chằn chặn, rất khó coi. Nhưng khi Thành Chương lấy cán bút nho khều cho tóc cô xõa xuống, che bớt hai bên má thì chao ơi sao mà đẹp, đẹp đến lạ lùng. Tôi chỉ vẽ cô sinh viên ấy suốt buổi. Khi về, tôi để lại tặng ông Bổng mấy ký họa, chỉ đem về một tranh và tất cả cảm xúc dạt dào về một gương mặt thiếu nữ đang xoan, khó quên. Đêm ấy, tôi vẽ bức tranh chân dung này. Trở về Sài Gòn, tôi không có dịp gặp lại êkíp vui chơi nhảy múa hồi ấy nữa. Hôm nay ngắm tranh, hồi tưởng lại kỷ niệm xưa. Xin trân trong giới thiệu cùng quý vị bức tranh chân dung cô gái tôi vẽ bằng bột màu trên bìa cac-tong. Vì thời gian đã quá lâu, tên của cô là gì tôi cũng không còn nhớ nữa, nên đặt tên cho tranh là Cô gái không tên.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tranh chân dung phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 171 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 61 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
5 trang 48 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
5 trang 44 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 43 0 0 -
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 43 0 0