
CHÂN DUNG HỌA SỸ BÙI XUÂN PHÁI
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 171.79 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh năm 1920 tại Hà nội. Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương - khóa 1941-1946, Bùi Xuân Phái là một trong những hoạ sĩ thuộc thế hệ sinh viên cuối cùng của trường Mỹ thuật Đông Dương danh tiếng này, cùng thời với các họa sỹ nổi tiếng như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm - những
.người có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của nền mỹ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂN DUNG HỌA SỸ BÙI XUÂN PHÁI CHÂN DUNG HỌA SỸ BÙI XUÂN PHÁI Họa sỹ BÙI XUÂN PHÁI Ký họa chì màu của Đinh Quang Tỉnh (0,25 x 0,35) Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh năm 1920 tại Hà nội. Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương - khóa 1941-1946, Bùi Xuân Phái là một trong những hoạ sĩ thuộc thế hệ sinh viên cuối cùng của trường Mỹ thuật Đông Dương danh tiếng này, cùng thời với các họa sỹ nổi tiếng như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm - những người có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của nền mỹ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Bùi Xuân Phái là họa sĩ chuyên về chất liệu sơn dầu, ông tập trung nhiều nhất vào đề tài phố cổ Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Tuân đặt cho tranh phố của Bùi Xuân Phái biệt danh Phố Phái (chơi chữ từ địa danh Phai phô ở Hội An), nhiều người còn gọi phố Phái là “phố thứ 37” của Hà Nội. Mảng đề tài phố của Bùi Xuân Phái vì thế nên có một sắc thái riêng vô cùng đặc biệt lại. Tranh phố cổ của ông phần lớn vẽ các phố Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng mắm, Hàng Muối, Hàng Tre, Mã Mây v.v. của Hà nội. Đề tài Phố cổ Hà Nội được ông vẽ từ những thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước nên cảnh vật vẫn còn mang đậm nét cổ kính, các công trình kiến trúc vẫn còn nguyên trạng, chưa bị sửa chữa thay đổi nhiều. Các mảng mầu trên tranh Bùi Xuân Phái thường có đường viền đậm nét. Phố cổ trong tranh ông không những trở thành chính nó mà còn gần gũi với con người Hà Thành. Ngắm tranh phố cổ của ông, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỷ niệm, những hoài cảm cùng nỗi tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ. Đồng thời những tác phẩm nghệ thuật ấy vô tình hay hữu ý đã nhắn nhủ, đã dự báo về sự đổi thay và biến mất của khối văn hóa vật thể quý giá của Kinh thành ngàn năm văn hiến này. Ngoài đề tài phố cổ, ông còn vẽ các đề tài khác cũng đều rất thành công, như: hát Chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã đoạt giải thưởng ở các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ngoài sơn dầu, ông cũng rất say mê sử dụng các chất liệu khác như: bột mầu, khắc gỗ, mực nho, bút sắt… ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày b́ ìa sách. ông được giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về trình bày cuốn sách Hề chèo (1982). Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao được tìm và thể hiện cái đẹp dung dị bằng hội hoạ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu ông đã phải tận dụng mọi chất liệu khác như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… để vẽ. Bùi Xuân Phái là hoạ sĩ tài danh của Hà Nội. Sinh thời, ông chỉ có một cuộc triển lãm cá nhân duy nhất vào năm 1984. Cuộc triển lãm được đánh giá là thành công nhất kể từ trước đó tại Việt nam, 24 bức tranh của ông đã được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc. Tác phẩm của ông được lưu giữ đặc biệt tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và mốt số Bảo tàng và các nhà sưu tập có tiếng trên thế giới. Ông mất ngày 25 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội, hưởng thọ 68 tuổi. Tôi vẽ chân dung Bùi Xuân Phái bằng chì màu trên giấy quý vào chiều ngày mồng 2 tháng 5 năm 1988. Năm 1990 tôi đã bán bức ký họa này cho Galery 61 Tràng Tiền. Năm 2004 tôi xin “chuộc” lại từ nhà sưu tầm, họa sỹ Dũng tóc bạc. ĐQT – Vũ Thanh Nhàn BT
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂN DUNG HỌA SỸ BÙI XUÂN PHÁI CHÂN DUNG HỌA SỸ BÙI XUÂN PHÁI Họa sỹ BÙI XUÂN PHÁI Ký họa chì màu của Đinh Quang Tỉnh (0,25 x 0,35) Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh năm 1920 tại Hà nội. Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương - khóa 1941-1946, Bùi Xuân Phái là một trong những hoạ sĩ thuộc thế hệ sinh viên cuối cùng của trường Mỹ thuật Đông Dương danh tiếng này, cùng thời với các họa sỹ nổi tiếng như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm - những người có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của nền mỹ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Bùi Xuân Phái là họa sĩ chuyên về chất liệu sơn dầu, ông tập trung nhiều nhất vào đề tài phố cổ Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Tuân đặt cho tranh phố của Bùi Xuân Phái biệt danh Phố Phái (chơi chữ từ địa danh Phai phô ở Hội An), nhiều người còn gọi phố Phái là “phố thứ 37” của Hà Nội. Mảng đề tài phố của Bùi Xuân Phái vì thế nên có một sắc thái riêng vô cùng đặc biệt lại. Tranh phố cổ của ông phần lớn vẽ các phố Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng mắm, Hàng Muối, Hàng Tre, Mã Mây v.v. của Hà nội. Đề tài Phố cổ Hà Nội được ông vẽ từ những thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước nên cảnh vật vẫn còn mang đậm nét cổ kính, các công trình kiến trúc vẫn còn nguyên trạng, chưa bị sửa chữa thay đổi nhiều. Các mảng mầu trên tranh Bùi Xuân Phái thường có đường viền đậm nét. Phố cổ trong tranh ông không những trở thành chính nó mà còn gần gũi với con người Hà Thành. Ngắm tranh phố cổ của ông, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỷ niệm, những hoài cảm cùng nỗi tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ. Đồng thời những tác phẩm nghệ thuật ấy vô tình hay hữu ý đã nhắn nhủ, đã dự báo về sự đổi thay và biến mất của khối văn hóa vật thể quý giá của Kinh thành ngàn năm văn hiến này. Ngoài đề tài phố cổ, ông còn vẽ các đề tài khác cũng đều rất thành công, như: hát Chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã đoạt giải thưởng ở các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ngoài sơn dầu, ông cũng rất say mê sử dụng các chất liệu khác như: bột mầu, khắc gỗ, mực nho, bút sắt… ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày b́ ìa sách. ông được giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về trình bày cuốn sách Hề chèo (1982). Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao được tìm và thể hiện cái đẹp dung dị bằng hội hoạ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu ông đã phải tận dụng mọi chất liệu khác như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… để vẽ. Bùi Xuân Phái là hoạ sĩ tài danh của Hà Nội. Sinh thời, ông chỉ có một cuộc triển lãm cá nhân duy nhất vào năm 1984. Cuộc triển lãm được đánh giá là thành công nhất kể từ trước đó tại Việt nam, 24 bức tranh của ông đã được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc. Tác phẩm của ông được lưu giữ đặc biệt tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và mốt số Bảo tàng và các nhà sưu tập có tiếng trên thế giới. Ông mất ngày 25 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội, hưởng thọ 68 tuổi. Tôi vẽ chân dung Bùi Xuân Phái bằng chì màu trên giấy quý vào chiều ngày mồng 2 tháng 5 năm 1988. Năm 1990 tôi đã bán bức ký họa này cho Galery 61 Tràng Tiền. Năm 2004 tôi xin “chuộc” lại từ nhà sưu tầm, họa sỹ Dũng tóc bạc. ĐQT – Vũ Thanh Nhàn BT
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Họa sĩ Bùi Xuân Phái phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 171 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 61 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 48 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
5 trang 44 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 43 0 0 -
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT-TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
7 trang 43 0 0