Danh mục

CHÂN DUNG HỌA SỸ ĐẶNG XUÂN HÒA

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.01 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạ sĩ Đặng Xuân Hoà nổi danh rất sớm. Anh là một trong những họa sỹ trẻ do mến mộ họa sỹ Thành Chương nên tham gia minh họa cho Báo Văn Nghệ (Hội Nhà Văn Việt Nam), góp phần tạo nên một diện mạo riêng cho phong cách mỹ thuật của tờ báo uy tin này. Đặng Xuân Hòa có nét tài hoa, khéo léo riêng, sự nhạy cảm khi quan sát hình thể.riêng lẻ, khả năng truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Vì thế, tranh của anh lúc nào cũng có bề mặt rất hoàn chỉnh,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂN DUNG HỌA SỸ ĐẶNG XUÂN HÒA CHÂN DUNG HỌA SỸ ĐẶNG XUÂN HÒAHọa sỹ ĐẶNG XUÂN HÒATranh bút phớt trên toan của Đinh Quang Tỉnh (0,40 x 0,50)Hoạ sĩ Đặng Xuân Hoà nổi danh rất sớm. Anh là một trong những họasỹ trẻ do mến mộ họa sỹ Thành Chương nên tham gia minh họa choBáo Văn Nghệ (Hội Nhà Văn Việt Nam), góp phần tạo nên một diệnmạo riêng cho phong cách mỹ thuật của tờ báo uy tin này. Đặng XuânHòa có nét tài hoa, khéo léo riêng, sự nhạy cảm khi quan sát hình thểriêng lẻ, khả năng truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Vì thế, tranh củaanh lúc nào cũng có bề mặt rất hoàn chỉnh, còn màu sắc thì luôn hấpdẫn với xúc cảm thẩm mỹ tinh tế.Khi mới ở 20 tuổi, hoạ sĩ đã có dáng vẻ già dặn. Việc tiếp xúc và họchỏi các hoạ sĩ lớp trước như Việt Hải, Trần Lưu Hậu, dịch giả DươngTường...đã ảnh hưởng đến sáng tác của Đặng Xuân Hoà: Ngôn ngữbiểu hiện - trừu tượng, trong sự trùng lặp, lại đan xen các mô típ quenthuộc, trong tinh thần hướng về truyền thống. Nét vẽ đẹp vừa khéo léođạt đến độ biểu cảm và tính chân thực của tác phẩm - Chân dungNSND. Nguyễn Trọng Khôi là một thí dụ…Bước vào nghề đầu những năm 1980. Ở tranh chân dung, Đặng XuânHòa vừa muốn tô vẽ vẻ đẹp tròn trặn của từng cá tính, vừa muốn gợi rasự méo mó của từng số phận. Ở các tranh khác, anh sử dụng hàng loạtcác mô típ như: cá, mèo, phướn nhà chùa, đồ gốm, hoa cỏ... thay đổinhiều chiều trên không gian gần như phẳng, chỉ có sắc độ màu thay đổi,gợi tính đa chiều.Trong những năm qua, Đặng Xuân Hoà liên tục tham gia các cuộc triểnlãm lớn nhỏ, trở thành một đại diện tiêu biểu của hội hoạ đương đạiViệt Nam.Tác phẩm “Ghế đỏ” của Đặng Xuân Hòa đã gây sự chú ý của côngchúng và đồng nghiệp trong thời gian vừa qua.Ghế đỏ chỉ là một cái cớ, bởi vì bức tranh không chỉ nhắm vào cái ghế.Cái ghế chỉ là một của nhiều vật khác trong bức tranh. Thậm chí, cáighế đó có quá ít chi tiết, nằm dạt qua một bên, và sắc màu hòa lẫn nhưtrở thành một phần của cái nền đỏ của bức tranh. Có muốn nó trở thànhvật chính, cũng khó mà áp đặt được. Thế thì tại sao bức tranh lại đặt tênlà “Ghế Đỏ”? Bởi vì cái tên ghế đỏ được dùng như một điểm khởi đầuđể dẫn người xem vào bức tranh. Là một vật lớn nhất, nên nhất thời tạochú ý đến người xem, nhưng sau đó vì thiếu chi tiết, mắt người xem sẽbỏ qua và lướt đến đến những vật kế bên.Hình thù của các vật thể được giản lược tối đa, dùng chỉ những nétthẳng và cong đơn giản. Hình khối của vật thể cũng được thể hiện mộtcách vừa đủ để nhận dạng, với sự pha trộn một ít tính chất của trườngphái lập thể. Sự rời rạc của các vật thể cũng làm tăng lên sự tương táccủa màu sắc. Sự vừa đủ để nhận dạng này có công dụng làm người xemcó một cái khung sườn để liên hệ, và do đó, giữ được sự chú ý củangười xem. Tuy nhiên, tất cả chỉ là một cái cớ, một cây cầu với ngườixem, bởi vì mục đích chính của nhà hoạ sĩ là tấu lên một bản nhạc màusắc. Nền đỏ, phụ họa bởi màu cam tạo cảm giác năng động. Nhữngchấm phá vuông xanh, màu lạnh dưới đáy tạo nên một nhịp điệu lênxuống vui tươi. Bên trên chứa đựng nhiều cách điệu chi tiết hơn để thoảmãn kích thích màu sắc với mắt người xem. Ghế đỏ, đơn giản, là mộtbức tranh màu sắc vui tươi, lạc quan.Tôi vẽ chân dung họa sỹ Đặng Xuân Hòa bằng chất liệu bút phớt trêntoan trong loạt tranh chân dung các nghệ sỹ: Nguyễn Trọng Khôi, TháiBá Vân, Doãn Hoàng Giang…

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: