Danh mục tài liệu

Chiến lược điểm đến thông minh - Yếu tố then chốt tạo nên sự thay đổi cho ngành du lịch Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.49 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chiến lược điểm đến thông minh - Yếu tố then chốt tạo nên sự thay đổi cho ngành du lịch Việt Nam" làm rõ các khía cạnh, bao gồm: Thứ nhất, phân tích năng lực cạnh tranh của du lịch, để thấy được sự cần thiết phải có các chiến lược khi đối mặt với các yếu tố truyền thống dễ bị tổn thương. Thứ hai, từ phân tích lý thuyết, đề xuất vận dụng điểm đến thông minh làm khung chiến lược để phát triển du lịch Việt Nam, vì nó có thể ứng phó với những chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số và môi trường đang tác động đến sự phát triển du lịch nói chung. Thứ ba, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải vận dụng hai nhóm công cụ nhằm hoàn thiện chiến lược điểm đến du lịch thông minh là mô hình xoắn ốc của sản xuất tri thức và mô hình xoắn ốc ngũ phân để triển khai đổi mới điểm đến du lịch trong nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược điểm đến thông minh - Yếu tố then chốt tạo nên sự thay đổi cho ngành du lịch Việt Nam CHIẾN LƯỢC ĐIỂM ĐẾN THÔNG MINH - YẾU TỐ THEN CHỐT TẠO NÊN SỰ THAY ĐỔI CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Nguyễn Văn Đồng1 Tóm tắt: Du lịch đang trở thành một thị trường hấp dẫn và ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ trên trường quốc tế. Vì vậy, thách thức của các điểm đến liên quan đến khả năng đổi mới phát triển du lịch của một quốc gia. Đặt vấn đề điểm đến du lịch như một công cụ chiến lược để phát triển du lịch Việt Nam, bài viết của chúng tôi làm rõ các khía cạnh, bao gồm: Thứ nhất, phân tích năng lực cạnh tranh của du lịch, để thấy được sự cần thiết phải có các chiến lược khi đối mặt với các yếu tố truyền thống dễ bị tổn thương. Thứ hai, từ phân tích lý thuyết, đề xuất vận dụng điểm đến thông minh làm khung chiến lược để phát triển du lịch Việt Nam, vì nó có thể ứng phó với những chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số và môi trường đang tác động đến sự phát triển du lịch nói chung. Thứ ba, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải vận dụng hai nhóm công cụ nhằm hoàn thiện chiến lược điểm đến du lịch thông minh là mô hình xoắn ốc của sản xuất tri thức và mô hình xoắn ốc ngũ phân để triển khai đổi mới điểm đến du lịch trong nước. Từ khóa: Chiến lược, Du lịch thông minh, Du lịch Việt Nam, Điểm đến thông minh, Mô hình xoắn ốc ngũ phân.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch đặt ra nhiều kỳ vọng từ Chính phủ và những người ra quyết định côngcủa mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch được coi là nguồn tăng trưởng tiềm năng chonền kinh tế, là lĩnh vực với những hoạt động có quy mô toàn diện cao và góp phần cảithiện phúc lợi cho người dân. Xuất phát từ chiến lược tăng trưởng dựa vào sản xuấtvà xuất khẩu, du lịch sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế bằng cách nâng caohiệu quả trong phân bổ các yếu tố sản xuất, mở rộng phạm vi khai thác, sản xuất trongdu lịch, nới lỏng các quy định có thể bằng cách hỗ trợ các Công ty kinh doanh ở cáclĩnh vực liên quan đến du lịch như: lữ hành, nhà hàng, khách sạn, giao thông vận tải,và đặc biệt tạo điều kiện để du khách quốc tế dễ dàng đến với Việt Nam hơn. Từ góc độ này, có thể thấy rằng các điểm đến cần tìm cách tận dụng các điều kiệntự nhiên, lịch sử, địa lí hoặc văn hóa của dân tộc để thu hút càng nhiều khách du lịchcàng tốt. Để làm được điều này, mô hình du lịch của các điểm đến trong nước cần cósự cải tiến, thay đổi tạo nên sự đa dạng và linh hoạt. Chẳng hạn, bài học vào năm 2019,dựa trên sự bùng nổ của du lịch đại chúng, nghĩa là được xây dựng dựa trên một ưuđãi tiêu chuẩn hóa ủng hộ việc tập hợp các sản phẩm du lịch và tiếp thị chúng bởi các1 Khoa Văn hóa và Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn.Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 45nhà điều hành tour du lịch và công ty du lịch đã làm cho du lịch Việt Nam phát triểnmột cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta biết rằng tương lai của các hình thứckinh doanh du lịch vốn phổ biến trong những thập kỷ trước, ngày nay đang dần trở nênlạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chiến lược phát triển du lịchtruyền thống cho thấy bản thân nó phải đối mặt với sự lạc hậu và thậm chí là suy thoáinếu không có sự thay đổi kịp thời để thích ứng với kinh tế số và hội nhập hiện nay. Để có sự thay đổi kịp thời và thích ứng, nhưng phải đảm bảo sự bền vững, thìtrước hết, hoạt động du lịch không được gây ra tác hại đến môi trường, như xói mònbờ biển, ô nhiễm biển, phá hủy rạn san hô, rác thải, v.v…, đồng thời phải đảm bảođược lợi ích đặt ra cho sự phát triển của các công ty du lịch nói riêng và kinh tế du lịchnói chung. Ngoài tác động trực tiếp đến môi trường, mô hình kinh tế dựa vào du lịchcó thể bị đặt dấu hỏi do hậu quả của biến đổi khí hậu. Tác động này ảnh hưởng mạnhmẽ hơn đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như chúng ta, và đặc biệt vớicác thành phố biển, huyện đảo, hay các hòn đảo vì mực nước biển dâng cao có thể đặtra câu hỏi về sự tồn tại của một số hòn đảo nhất định. Nguy cơ tác động môi trường dophát triển du lịch đã được Giannoni và Maupertuis (2005), nhấn mạnh về tính khôngbền vững của mô hình du lịch do những tác động nó gây ra. Đồng thời, ngoài những tác động đến môi trường, chiến lược phát triển du lịchtruyền thống có thể bị cản trở bởi rủi ro chuyển hướng dòng chảy kinh tế số, gây bấtlợi cho nền kinh tế phụ thuộc vào lĩnh vực này. Do đó, các điểm đến bị ảnh hưởngbởi những yếu tố này có thể trở nên kém năng động hơn, dẫn đến trì trệ hoặc thậm chígiảm lượng khách du lịch. Cuối cùng, sự không ổn định của mô hình truyền thống có thể liên quan đếnnhững biến đổi gắn liền với sự phát triển công nghệ và kỹ thuật số làm gián đoạn cảngành nghề lẫn hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Đối mặt với những thách thức này, đòi hỏi sự bứt phá của các bên liên quan, trướcsự suy yếu của chiến lược du lịch truyền thống ở các điểm đến. Trong bối cảnh cónhiều điểm yếu của các chiến lược hiện tại, thách thức đối với các điểm đến nằm ở khảnăng tự làm mới, tự đổi mới và suy nghĩ lại về mô hình cạnh tranh du lịch của mình.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Ở các nước phát triển, chiến lược du lịch thông minh phát triển song song với cácmô hình thành phố thông minh. Trong cả hai lĩnh vực này, yếu tố then chốt, làm trungtâm vẫn là các công nghệ thông minh, nó giúp thay đổi trải nghiệm của người tiêudùng và tạo ra các mô hình kinh doanh mới trong mọi lĩnh vực. Điện toán đám mây,46 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...dữ liệu lớn, ứng dụng di động, dịch vụ định vị địa lý, thực tế ảo, thực tế tăng cường vàcác nền tảng mạng xã hội,… đều là những ví dụ về công nghệ thông minh để cải thiệntrải nghiệm và dịch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: