Danh mục tài liệu

Chiến lược học kỹ năng nói môn tiếng Anh của sinh viên không chuyên (A1) Đại học Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 625.63 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nghiên cứu khảo sát các chiến lược học kỹ năng nói được sử dụng bởi sinh viên tiếng Anh không chuyên ngữ đang theo học tiếng Anh cơ bản, cấp độ A1 tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược học kỹ năng nói môn tiếng Anh của sinh viên không chuyên (A1) Đại học Huế Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 4, Số 3, 2020 CHIẾN LƯỢC HỌC KỸ NĂNG NÓI MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN (A1) ĐẠI HỌC HUẾ Phạm Trần Thùy Anh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 25/08/2020; Hoàn thành phản biện: 30/11/2020; Duyệt đăng: 28/12/2020 Tóm tắt: Bài viết trình bày nghiên cứu khảo sát các chiến lược học kỹ năng nói được sử dụng bởi sinh viên tiếng Anh không chuyên ngữ đang theo học tiếng Anh cơ bản, cấp độ A1 tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận theo hướng định lượng, sử dụng Bảng đánh giá các chiến lược học ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning - SILL) do Oxford (1990) phát triển làm công cụ thu thập dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có sử dụng hầu hết các nhóm chiến lược học nhưng ưu thế thuộc về nhóm chiến lược bù đắp và chiến lược xã hội. Mức độ sử dụng thấp rơi vào các nhóm chiến lược nhận thức, siêu nhận thức và kiểm soát cảm xúc. Những đề xuất cho người học và người dạy cũng được đề cập trong bài viết này. Từ khóa: Chiến lược học, kỹ năng nói, sinh viên không chuyên 1. Mở đầu Các chiến lược học kỹ năng nói thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Sofyan và nhóm tác giả (2015) trong bài viết về các chiến lược học của sinh viên nhằm phát triển khả năng nói đã chỉ ra rằng những học sinh có kỹ năng nói tốt thường sử dụng đa dạng các loại chiến lược và áp dụng chúng một cách có ý thức và thích hợp hơn so với những học sinh có thành tích thấp và đề xuất rằng học sinh nên được đào tạo để nhận thức rõ hơn về các chiến lược học nói. Một nghiên cứu khác của Rizadly và nhóm tác giả (2016) được tiến hành với nhóm người học có kỹ năng nói tiếng Anh kém. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên không biết phối hợp sử dụng các loại chiến lược học tập mà dựa chủ yếu vào các chiến lược bù đắp và chiến lược xã hội trong khi học kỹ năng nói. Ngoài ra, do được sử dụng không hiệu quả nên các chiến lược chỉ đóng góp một phần nhỏ vào quá trình học tập của họ. Vì những lý do đó, các tác giả đề nghị giáo viên tiếng Anh hỗ trợ người học sử dụng các chiến lược phù hợp hơn và khuyến khích họ sử dụng các chiến lược này càng thường xuyên càng tốt. Nhưng cả hai nghiên cứu này đều không đề xuất những giải pháp hữu hiệu để luyện kỹ năng nói. Ở Việt Nam, Mai Lan Anh (2017) trong bài viết Một số chiến lược nâng cao kĩ năng nói cho sinh viên không chuyên tiếng Anh đã nêu những khó khăn sinh viên gặp phải khi học kỹ năng nói, đồng thời đưa ra một số chiến lược học nói như: sử dụng cách trả lời đơn giản và ngắn gọn nhất trong các tình huống giao tiếp; thực hành sử dụng ngôn ngữ tích lũy từ các các bài hội thoại mẫu và thay đổi ngôn ngữ này tùy theo hoàn cảnh; sử dụng thành thạo các chiến lược làm sáng tỏ để trở nên tự tin trong các tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, bài viết chưa đưa ra được bức tranh đầy đủ về các chiến lược học kỹ năng nói. Trương Minh Hòa và Phan Thị Miên Thảo (2016) khi nghiên cứu chiến lược học kỹ năng nói của sinh viên năm thứ hai Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại đã chỉ ra rằng các chiến lược được sử dụng thường xuyên nhất bao gồm hoạch định ý tưởng và ngôn ngữ, sử dụng từ điển để học từ vựng, khỏa lấp những hạn chế về ngôn ngữ bằng cách chuyển mã, diễn tả bằng 287 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 4, No 3, 2020 hình thức phi ngôn ngữ, từ đồng nghĩa, tập trung chú ý, thở sâu và đề nghị người nói làm rõ ý. Tuy nhiên, việc sử dụng kiến thức nền, tự chuẩn bị ngôn ngữ, tự đánh giá hiệu suất nói không được nhiều sinh viên sử dụng. Xuất phát từ thực trạng tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu liên quan đến sử dụng chiến lược học ngôn ngữ của sinh viên nói chung và đặc biệt là chiến lược học kỹ năng nói như đã đề cập trên đây, tác giả cho rằng tiến hành nghiên cứu các chiến lược mà sinh viên không chuyên ngữ tại Đại học Huế sử dụng để học kỹ năng nói tiếng Anh như một ngoại ngữ là một nhiệm vụ thật sự cần thiết và hữu ích phục vụ cho công tác dạy và học tiếng Anh không chuyên ngữ. Và bài viết này chính là một phần trong kết quả của nghiên cứu của đề tài: “Thực trạng học kỹ năng nói môn tiếng Anh của sinh viên không (A1) Đại học Huế”. Nghiên cứu này được tiến hành để trả lời câu hỏi sau: Những chiến lược nào sinh viên không chuyên ngữ sử dụng để học kỹ năng nói môn tiếng Anh? 2. Cơ sở lý luận 2.1. Kĩ năng nói Kỹ năng nói mang lại cho người học khả năng giao tiếp hiệu quả, cho phép người nói truyền tải thông điệp của mình tới người nghe. Fulcher và Davidson (2006) nêu ra năm thành phần của kỹ năng nói là (a) Phát âm, giúp người học tạo ra ngôn ngữ nói rõ ràng; (b) Ngữ pháp, cần thiết để người học tạo nên câu đúng trong hội thoại; (c) Từ vựng, hiểu biết về nghĩa và cách dùng từ; (d) Lưu loát, khả năng nói trôi chảy và chính xác; (e) Hiểu, khả năng tiếp nhận và xử lý diễn ngôn, để nắm bắt được ý nghĩa. Năng lực kỹ năng nói của người học sẽ không cao nếu họ không phát âm được từ mà họ cần sử dụng, không vận dụng được kiến thức ngữ pháp và từ vựng thích hợp vào quá trình nói. Và quá trình truyền thông liên cá nhân sẽ bị tắc nghẽn nếu người nói/ người nghe không có khả năng giải mã thông tin mà họ nhận được. 2.2. Các chiến lược học Theo Oxford (1990) chiến lược học chính là cách hành động đặc hiệu mà người học thực hiện nhằm làm cho việc học trở nên dễ hơn, nhanh hơn, hào hứng hơn, tự chủ hơn, hiệu quả hơn, và thích ứng hơn trong các tình huống mới. Có rất nhiều quan điểm cũng như định nghĩa khác nhau về chiến lược học nhưng tựu trung, chiến lược học ...