Danh mục tài liệu

Chiến lược kinh doanh của nhựa Bình Minh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.51 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tháng 4/2013, Nhựa Bình Minh đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp giữ ngôi vua trong ngành nhựa. Bằng cách nào? Nhựa Bình Minh làm gì để vượt lên và giữ khoảng cách với anh cả Tiền Phong? Qua mặt "anh cả" một thời
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược kinh doanh của nhựa Bình Minh Chiến lược kinh doanh của nhựa Bình MinhTháng 4/2013, Nhựa Bình Minh đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp giữ ngôi vua trongngành nhựa. Bằng cách nào? Nhựa Bình Minh làm gì để vượt lên và giữ khoảngcách với anh cả Tiền Phong?Qua mặt anh cả một thờiCông ty Nhựa Bình Minh đã trở thành công ty niêm yết hàng đầu Việt Nam công bố chitrả cổ tức khủng năm 2012 cho cổ đông lên đến 70%, trong khi vị trí thứ hai thuộc vềNhựa Tiền Phong - doanh nghiệp từng có một thời gian dài thống trị thị trường - với mứcchi trả cổ tức 25%.Thị giá cổ phiếu của Nhựa Bình Minh đầu tháng 5/2013 ở mức 65.000 đồng/cổ phiếu,trong khi giá cổ phiếu của Nhựa Tiền Phong là 43.000 đồng. Doanh số năm 2012 củaNhựa Bình Minh đạt 1.890,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 375 tỷ đồng. Trong khiđó, Nhựa Tiền Phong mặc dù có doanh thu lên đến 2.363 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sauthuế chỉ đạt 290 tỷ đồng.Nếu như vào năm 2011, lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh là 293 tỷ đồng, cao hơn34 tỷ so với lợi nhuận sau thuế của Nhựa Tiền Phong (259 tỷ đồng) thì hết năm 2012,khoảng chênh này đã lên đến 85 tỷ, tăng 250%.Lẽ dĩ nhiên, Nhựa Tiền Phong cũng không ngồi im chịu lép. Thị trường nhựa Việt Namhẳn sẽ được chứng kiến nỗ lực giữ ngôi vị đầu bảng của Nhựa Bình Minh cũng như cuộcchiến đấu căng thẳng của Nhựa Tiền Phong để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh đangngày càng bị kéo giãn.Cuộc bứt phá của Nhựa Bình MinhNhựa Bình Minh đã mất 5 năm cho việc chuẩn bị soán ngôi vua với tốc độ tăng trưởngdoanh số là 63% và lợi nhuận sau thuế là 45%. Để làm được điều này, doanh nghiệp đãdựa vào ba chân kiềng chiến lược là phát triển sản phẩm mới để tận dụng mọi cơ hội kinhdoanh; xây dựng hệ thống kinh doanh bền vững và quản lý hiệu quả nhằm tiết kiệm chiphí.Nhìn từ khía cạnh phát triển sản phẩm và công nghệ, sau 35 năm có mặt trên thị trường,Nhựa Bình Minh hiện sở hữu hơn 100 dàn máy đùn, ép thế hệ mới, sử dụng quy trìnhcông nghệ tiên tiến của Ðức, Ý, Áo, Canada và hàng chục thiết bị phụ trợ có tổng côngsuất thiết kế lên đến 70.000 tấn sản phẩm/năm tại 3 nhà máy ở cả hai miền Nam và Bắc.Ðể bảo đảm phát triển bền vững những năm về sau, Nhựa Bình Minh đã chuẩn bị triểnkhai dự án nhà máy thứ tư, nhà máy mới này đi vào hoạt động, tổng công suất của côngty sẽ tăng lên gấp ba lần so với hiện nay, đáp ứng cơ bản về nhu cầu ống nhựa của cảnước.Hệ thống kinh doanh của công ty này cũng đang được hoàn thiện. Vỏn vẹn từ ba cửahàng vào thập niên 1980, đến nay Bình Minh đã có hơn 700 cửa hàng trong hệ thống vàhàng nghìn cửa hàng ngoài hệ thống, phủ kín hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.Doanh thu bán hàng qua hệ thống này chiếm tới 90% doanh thu của công ty.Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là cùng lúc với việc gia tăng sản phẩm mới, cải tiến chấtlượng sản phẩm và phát triển hệ thống bán hàng, Nhựa Bình Minh là một trong nhữngcông ty hiếm hoi trên thị trường Việt Nam chú trọng quản lý tốt chi phí. Đây cũng là thếmạnh cạnh tranh cơ bản đã khiến cho Nhựa Bình Minh bứt phá từ hàng thứ 2 tiến tớisoán ngôi vua của Nhựa Tiền Phong.Thử nhìn lại chi phí của cả Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh vào năm 2011, nămquyết định phân chia ngôi vị của hai công ty để có thể thấy rõ điều này. Mặc dù doanhthu thuần của Nhựa Tiền Phong là 2.343 tỷ đồng, bằng 1,3 lần so với doanh thu thuần1.826 tỷ đồng của Nhựa Bình Minh trong năm 2011, nhưng các chi phí của Nhựa TiềnPhong lại ở mức cao hơn đáng kể.Ví dụ, chi phí bán hàng của Nhựa Tiền Phong cao gấp gần 5 lần so với Nhựa Bình Minh(257,3/52,3 tỷ đồng). Chi phí tài chính của Nhựa Tiền Phong cao gấp gần 9 lần so vớiNhựa Bình Minh (76,7/8,7 tỷ đồng), trong đó chỉ tính riêng chi phí lãi vay của Nhựa TiềnPhong đã cao gần 42 lần so với Nhựa Bình Minh (42,7/0,85 tỷ đồng). Và cuối cùng là chiphí quản lý của Nhựa Tiền Phong cao hơn khoảng 2,3 lần so với Nhựa Bình Minh(95,8/41,3 tỷ đồng).Và chiến lược thận trọng để duy trì vị trí hàng đầuTuy nhiên, sau 2 năm bứt phá mạnh mẽ, năm 2013 đang được coi là năm thận trọng củaNhựa Bình Minh. Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông ngày 25/4/2013 vừa qua, ban lãnhđạo công ty đưa ra các chỉ tiêu doanh thu chỉ tương đương với năm 2012.Thậm chí lợi nhuận trước thuế ước sẽ giảm khoảng 10,6%. Đồng thời, Nhựa Bình Minhdự kiến tiếp tục chính sách quản lý tốt chi phí và giãn thời gian, tính toán hạn mức chi phíphù hợp cho các dự án đầu tư lớn là dự án di dời nhà máy hiện hữu tại quận 6, TP.HCMvà triển khai xây dựng nhà máy thứ 4 tại Long An.Hiện nay, công ty này đã có 3 nhà máy, với tổng công suất thiết kế 80.000 tấn/năm. Theoông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng Giám đốc Nhựa Bình Minh, dự án nhà máy thứ 4 củacông ty có vốn đầu tư khoảng 1.000 - 1.200 tỷ đồng. Nhà máy được trang bị hệ thốngmáy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa có thể sản xuất các sản phẩm truyền thống cũngnhư nhiều sản phẩm nhựa khác khi thị trường cần.Tuy nhiên, dự án sẽ được phân kỳ đầu tư. ...