Danh mục tài liệu

Chiến lược kinh doanh và Marketing của Bách Hoá Xanh

Số trang: 13      Loại file: docx      Dung lượng: 33.11 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Chiến lược kinh doanh và Marketing của Bách Hoá Xanh" giới thiệu về Bách Hoá Xanh. Phân tích chiến lược kinh doanh và Marketing của cửa hàng. Đặt ra cơ hội, thách thức trong kinh doanh và đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt được những giá trị cao. Hi vọng với những kiến thức trên đã cho bạn cái nhìn rỏ hơn về cách mà Bách Hoá Xanh xuất hiện, cạnh tranh và phát triển trong thị trường bán lẻ như hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược kinh doanh và Marketing của Bách Hoá Xanh Giới thiệu về Bách Hoá Xanh Bách Hoá Xanh (BHX) là chuỗi siêu thị  mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và  nhu yếu phẩm của Công ty Cổ  phần Thế  giới Di động. Bách Hóa Xanh được đưa  vào thử  nghiệm cuối năm 2015, là chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ  thực phẩm tươi   sống (thịt, cá, rau, củ, quả…) và nhu yếu phẩm với hơn 1.824 siêu thị  tại 21 tỉnh   thành trên khắp Việt Nam. Về chiến lược kinh doanh, ngay từ đầu, Bách Hóa Xanh đã tập trung đáp ứng ba lựa   chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi chọn mua thực phẩm hiện nay. Đó là đảm  bảo chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhưng giá cả  luôn rẻ, thậm   chí rẻ hơn các chợ  truyền thống. Cùng với đó, đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt  tình đã giúp Bách Hóa Xanh thu hút và giữ chân khách hàng. Sản phẩm thịt, cá tươi sống của Bách Hóa Xanh được đánh giá là thế  mạnh vượt   trội so với các đối thủ  cùng ngành hiện nay. Có thể  nói đây là tổng hòa những ưu  điểm của chợ và siêu thị truyền thống, là điểm mới và khác biệt so với các siêu thị  mini khác. Thực phẩm tươi sống đóng góp tới 40% tổng doanh thu và là yếu tố quan   trọng giúp mỗi cửa hàng bách hóa phục vụ trung bình 500 giao dịch hàng ngày thành  công. Phân tích chiến lược kinh doanh của Bách Hóa Xanh Bách Hóa Xanh phong phú với các mặt hàng đa dạng như: đồ uống, bia, nước ngọt,   sữa bột, sữa tươi, gia vị nấu ăn, đồ  ăn sẵn, đồ  hộp, bánh kẹo, snack, dầu gội, dầu  xả, sữa tắm, bột giặt, nước giặt xả và dầu xả. Tính đến tháng 04/2022, Bách Hóa  Xanh   sở   hữu   gần   1.824   cửa   hàng   khắp Miền   Nam,   Miền   Đông   và   Nam   Trung  Bộ. Bách Hóa Xanh đã chọn đúng con đường đi thực tế, tìm mô hình chuẩn rồi mới  mở rộng quy mô. Chiến lược này đã giúp Bách Hóa Xanh  từng bước khẳng định vị  thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Mô hình SWOT trong chiến lược kinh doanh của Bách Hoá Xanh Điểm mạnh (Strengths) Sản phẩm tiện lợi, giá rẻ Dễ dàng tiếp cận như các trung tâm thương mại và chợ truyền thống Nhanh, rẻ, đa dạng, không lãng phí thời gian để mặc cả Đầu tư giảm giá và cạnh tranh Mức lương cho nhân viên cạnh tranh hơn so với các cửa hàng tiện lợi thông  thường Điểm yếu (Weaknesses) Phạm vi  ảnh hưởng của thương hiệu vẫn chưa được bao phủ  rộng rãi trên  khắp cả nước, chủ yếu vẫn là khu vực miền Nam Bách Hóa Xanh là một trung tâm thương mại hiện đại, nơi có hàng trăm loại  hàng hóa nhưng vẫn chưa đáp  ứng được nhu cầu mua sắm hàng ngày của  người dân địa phương Mua sắm đối với các bà nội trợ không chỉ là mua, nó còn là giao lưu. Do thiết   kế  nội thất và phương thức kinh doanh, Bách Hóa Xanh chưa thể  thay thế  những cái tên như: Coop Mart, Big C hay chợ truyền thống. Cơ hội (Opportunities) Sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam đầy tiềm năng, với 20 ­ 30 tỷ  USD mỗi năm.  Trong khi Metro, Big C hay Coopmart đang chiếm 20% thị  phần thì 80% còn lại  thuộc về các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ,….Điều này giúp Bách Hoá Xanh có  nhiều cơ hội để chiếm lấy thị phần. Mô hình mua sắm này hướng đến tầng lớp trung lưu, có thu nhập trung bình hoặc   thấp. Đây là một chiến lược phù hợp để thâm nhập vào một thị trường đại chúng. Thực phẩm không hợp vệ sinh, bẩn thỉu  ở các chợ  truyền thống là cơ  hội để  Bách  Hoá Xanh nâng cao vị  thế  và với chiến lược kinh doanh của Bách Hoá Xanh như  hiện nay, đa số  các cửa hàng của họ  đã và đang phong toả  các lối vào, cạnh tranh  trực tiếp với chợ truyền thống. Thách thức (Threats) Thói quen của các bà nội trợ  Việt Nam khi đi mua sắm vẫn là tại các cửa hàng  thương mại và chợ  truyền thống. Đối với suy nghĩ của các bà nội trợ,  mua sắm  không chỉ là mua, nó còn là cơ hội tốt để giao lưu, mà chợ truyền thống và siêu thị  đang có lợi thế này. Để  thu hút người dân đến cửa hàng của mình, Bách Hóa Xanh đang tung ra thẻ  thương hiệu, khi sản phẩm gắn nhãn hiệu nổi tiếng và hầu hết đều minh bạch giá  cả, truy xuất được nguồn gốc. Đây có thể là một quả bom nổ chậm đối với chuỗi  cửa hàng này, nếu sản phẩm của một cửa hàng bị phát hiện kém chất lượng, trong   thời đại 4.0 hiện nay, nó có thể là một quả bom truyền thông kéo thương hiệu của  hãng xuống. Bách Hóa Xanh không cần quy mô lớn, chỉ cần bán đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu   thiết yếu của người dân. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, nhanh chóng mở  rộng  chuỗi cửa hàng và tăng tính linh hoạt về vốn. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi  ro, do cửa hàng nhỏ dẫn đến cơ sở phát triển của cửa hàng cũng hạn chế. Nếu nhu   cầu của người dân tăng cao thì cửa hàng quy mô nhỏ không thể mở rộng để bán các   mặt hàng khác phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ  của Bách hóa xanh không phải là đại lý bán lẻ  chuỗi như  Coop Mart,   Family Mart, Citi Mart hay VinMart và cửa hàng tiện lợi như  Cirle K, BS Mart hay   Shop & Go. Bách Hoá Xanh hướng đến 80% thị phần bán lẻ Việt Nam vẫn nằm  ở  các chợ truyề ...