Danh mục tài liệu

Chiến lược thương mại điện tử: Vì tương lai doanh nghiệp… “

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.19 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Lãnh đạo cao nhất (CEO) trong doanh nghiệp (DN) cần chịu trách nhiệm chính trong hoạch định chiến lược ứng dụng CNTT và thương mại điện tử”, là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Trường Đại học Thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược thương mại điện tử: Vì tương lai doanh nghiệp… “ Chiến lược thương mại điện tử: Vì tương lai doanh nghiệp…“Lãnh đạo cao nhất (CEO) trong doanh nghiệp (DN) cần chịu tráchnhiệm chính trong hoạch định chiến lược ứng dụng CNTT và thươngmại điện tử”, là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, TrườngĐại học Thương mại.Niềm tinỨng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong DN đang là xu hướng. Nhưngđó là nhu cầu khách quan hay chỉ là thời thượng? Trước khi quyết định nênhay không triển khai TMĐT, mỗi người phải trả lời được câu hỏi này.Ở một góc độ nhất định, TMĐT là ứng dụng CNTT-TT để tiến hành cáchoạt động, giao dịch thương mại. Theo PGS-TS Minh, điểm mấu chốt củaTMĐT là truyền và xử lý thông tin trong giao dịch kinh doanh.Thông tin là đặc tính của mọi đối tượng, mọi thực thể. Các đối tượng, thựcthể trong TMĐT là DN, người tiêu dùng, các tổ chức nhà nước, xã hội, cùngvô vàn các định chế kinh tế – xã hội – luật pháp…Người ta tính rằng, cứ sau khoảng 2 năm, số lượng các website hiện diệntrên mạng Internet cùng khối lượng thông tin trao đổi và lưu trữ trên mạngsẽ tăng lên gấp đôi (hệ quả của định luật Moore).Thông tin là một trong các đầu vào quan trọng bậc nhất khi xác định chiếnlược và kế hoạch kinh doanh của DN. Việc tìm kiếm, thu nhận, xử lý thôngtin không đúng có thể tác động lệch lạc đến định hướng chiến lược và gâytắc nghẽn kế hoạch kinh doanh.Tiêu chuẩn phổ biến!TMĐT (ở các hình thức và mức độ khác nhau) đã rất phổ biến trên thế giới.Ứng dụng TMĐT là việc phải làm khi các DN tham gia hợp tác kinh tế quốctế, xuất nhập khẩu, hay muốn trở thành thành viên của các chuỗi giá trị,chuỗi cung ứng quốc gia và toàn cầu. DN đáp ứng các yêu cầu về ứng dụngTMĐT (có năng lực TMĐT) sẽ có ưu thế để trở thành đối tác của các DNlớn.TMĐT giúp DN tiếp cận thị trường quốc gia và quốc tế với chi phí thấp, đặcbiệt là chi phí tạo lập, xử lý, phân phối, bảo quản và hiển thị thông tin; chiphí xây dựng, duy trì và quản lý các cửa hàng vật lý, kho hàng; chi phí tồnkho; chi phí tác nghiệp.Ứng dụng TMĐT vừa là yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho quá trình khôngngừng tìm tòi, học tập, nâng cao tri thức trong đội ngũ lãnh đạo cũng nhưcán bộ nhân viên. Nó giúp hoàn thiện các kỹ năng công tác cũng như cácchuẩn mực quan hệ mới, góp phần hình thành văn hóa DN theo hướng hiệnđại và hội nhập.Hoạch định chiến lượcMôi trường Việt Nam đã dần dần đảm bảo những điều kiện cơ bản để DNtriển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ và hình thức. Tuy nhiên, DN cầnhoạch định chiến lược ứng dụng TMĐT.Theo diễn giải của PGS-TS Minh, chiến lược TMĐT đơn giản là kế hoạchvà các sáng kiến của công ty nhằm đưa sản phẩm và dịch vụ của mình lênInternet. Việc hoạch định chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích cácyếu tố bên ngoài và bên trong đặc thù của mỗi công ty. Có thể tham khảo 3mô hình sau: Công ty kinh doanh truyền thống: Tác nghiệp ngoại tuyến là chủ yếu.Chỉ cần có một website tính năng đơn giản để giới thiệu hàng hóa và dịch vụcủa công ty. Công ty mong muốn triển khai hệ thống bán hàng B2C (DN – ngườidùng) đòi hỏi hệ thống TMĐT phức tạp đảm bảo quy trình: Giới thiệu, chàohàng, nhận, xử lý đơn hàng, thanh toán, thực hiện đơn hàng, dịch vụ hậumãi. Công ty triển khai TMĐT B2B (DN-DN) ở mức độ cao thì hệ thốngTMĐT càng phức tạp hơn để đáp ứng yêu cầu: Liên kết với các bạn hàng,chia sẻ thông tin; Phối hợp kế hoạch sản xuất, liên kết giữa các giao dịch bênngoài với các hoạt động quản lý bên trong công ty; Mạng hóa các giao dịchnội bộ công ty…Có nên bắt đầu với quy mô lớn?Ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học, VCCI cho biết, sai lầm củaCEO khi đầu tư vào TMĐT là muốn bao quát tất cả, chọn thị trường quárộng. Điều này khiến DN không đủ khả năng tiếp thị và đáp ứng nhu cầukhách hàng. Đầu tư vào một ngành kinh doanh mới thường đòi hỏi thời gianvà nguồn tài chính lớn. Đầu tư nhiều tiền vào quảng cáo đôi khi vẫn khôngđem lại hiệu quả như ý muốn!“Ứng dụng TMĐT đòi hỏi phải đầu tư tài chính vào hạ tầng phần cứng vàphần mềm (tùy thuộc vào mức độ và quy mô ứng dụng có thể dao động từchi phí triệu đồng đến hàng tỷ đồng). Đánh giá hiệu quả đầu tư vào TMĐTkhá khó. CEO nên thận trọng, không bắt đầu từ một dự án quy mô lớn, phứctạp. Cần thử nghiệm, học tập, rút kinh nghiệm từ quy mô nhỏ và mức độ đơngiản, hoặc từ một bộ phận nào đó của hệ thống để rút kinh nghiệm, mở rộngvà nâng cấp”, ông Lợi tư vấn.PGS.TS Minh cũng cho rằng, các DN cần cân nhắc nhiều vấn đề phát sinhnhư: Lựa chọn mua trọn gói hay thiết kế theo yêu cầu cá biệt của DN; Sửdụng nguồn lực bên trong hay bên ngoài (outsourcing) khi thiết lập hệ thốngTMĐT? DN nhỏ và vừa nên bắt đầu từ sử dụng nguồn lực bên ngoài (ví dụsử dụng dịch vụ của các site lớn, nổi tiếng, tham gia các sàn giao dịch, cácchợ điện tử…) và các dự án không phức tạp.Ngày càng nhiều DN và tổ chức mở rộng duy trì hai kênh thương mại songsong. Một vấn đề lớn đặt ra với các DN kinh doanh hỗn hợp là: Kết hợpđược cả hai kênh kinh doanh trong lập kế hoạch, quảng cáo, logistics, phânbố nguồn lực… Và làm sao hài hòa cả thị trường thực lẫn thị trường ảo!“Mở rộng phối hợp, hợp tác trong TMĐT là yếu tố không thể thiếu. Các hệthống TMĐT nếu biết cách liên kết, phối hợp, hợp tác với nhau có thể sửdụng dịch vụ cũng như tiềm năng khách hàng của nhau để cùng phát triểntrên mạng”, PGS.TS Minh kết luận. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: