Chiến lược tiếp biến của Việt Nam và Vân Nam trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoa
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.38 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết thông qua vận dụng lí thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa của D. Redpield, R. Linton và M. J. Herskovits, cùng quan niệm của J. W. Berry về “các chiến lược tiếp biến văn hóa” và lí luận bản sắc văn hóa của S. Hall như một nỗ lực hướng tới tìm hiểu kiểu chiến lược tiếp biến đưa đến hai sự lựa chọn và hai kết quả khác nhau ấy giữa Việt Nam và Vân Nam trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoa giai đoạn thế kỉ III TCN đến thế kỉ XIII.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược tiếp biến của Việt Nam và Vân Nam trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoa TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 1 (2021): 55-68. Vol. 18, No. 1 (2021): 55-68 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* CHIẾN LƯỢC TIẾP BIẾN CỦA VIỆT NAM VÀ VÂN NAM TRONG LỊCH SỬ GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI TRUNG HOA Nguyễn Trường Khánh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Trường Khánh – Email: donghuy.mythien@gmail.com Ngày nhận bài: 28-9-2020; ngày nhận bài sửa: 01-11-2020, ngày chấp nhận đăng: 21-01-2021TÓM TẮT Là hai vùng đất cùng kế thừa di sản văn hóa Bách Việt và trải qua lịch sử giao lưu tiếp xúcđầy biến động với văn hóa Trung Hoa trên nhiều phương diện, tuy nhiên, lịch sử đã thể hiện hai dântộc cư trú trên hai xứ sở mà ngày nay là Việt Nam và Vân Nam trong quá khứ đã có những lựa chọnứng xử rất khác nhau với “gã khổng lồ” phương Bắc, và biểu hiện cuối cùng chính là hai kết cụchoàn toàn khác biệt: trong khi Việt Nam vẫn giữ được văn hóa gốc và nền độc lập của mình, thì VânNam giờ đây là một phần trong lãnh thổ của Trung Quốc và gần như đã bị Hán hóa. Bài viết thôngqua vận dụng lí thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa của D. Redpield, R. Linton và M. J. Herskovits,cùng quan niệm của J. W. Berry về “các chiến lược tiếp biến văn hóa” và lí luận bản sắc văn hóacủa S. Hall như một nỗ lực hướng tới tìm hiểu kiểu chiến lược tiếp biến đưa đến hai sự lựa chọn vàhai kết quả khác nhau ấy giữa Việt Nam và Vân Nam trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoagiai đoạn thế kỉ III TCN đến thế kỉ XIII. Từ khóa: Việt Nam; Vân Nam; chiến lược tiếp biến; Trung Hoa; giao lưu văn hóa1. Giới thiệu Vùng đất ngày nay là tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trong lịch sử từng có nhiều têngọi khác nhau, như Điền Quốc, Nam Trung, Nam Chiếu, Đại Lý, gắn với những giai đoạnnơi đây còn là một xứ sở độc lập, hay tương đối tự trị. Vì có nhiều tên gọi như vậy, trong bàiviết này, chúng tôi lựa chọn cách gọi Vân Nam, tức danh xưng hành chính ngày nay củavùng đất này, làm cách gọi đại diện để khảo sát quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa cưdân nơi này với tộc Hán của Trung Hoa. Tương tự, chúng tôi sẽ dùng cách gọi Việt Nam,cũng là một tên gọi ngày nay (dù đã xuất hiện từ thời Gia Long), để đại diện cho dân tộcViệt Nam trong một thời kì lịch sử từ kỉ Bắc thuộc cho đến buổi đầu thời Trần ở thế kỉ XIII.Và cũng vậy, khái niệm “Trung Hoa” dùng làm cách gọi đại diện cho dân tộc Trung Quốcxét trong giai đoạn diễn ra mối quan hệ văn hóa đồng thời với Việt Nam lẫn Vân Nam trongtâm thế ba thực thể văn hóa độc lập, tức khi Vân Nam chưa bị chiếm đóng hoàn toàn, tươngứng từ thời Tần mạt Hán sơ ở thế kỉ III TCN cho đến buổi đầu thời Nguyên thế kỉ XIII.Cite this article as: Nguyen Truong Khanh (2021). Acculturation Strategies of Vietnam and Yunnan in culturalexchanges with China. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(1), 55-68. 55Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 55-68 Xem xét Vân Nam của thế kỉ XIII trở về trước, trước khi vùng đất này bị thôn tính vàsáp nhập về Trung Quốc, cả Việt Nam và Vân Nam đều là những quốc gia thuộc nhóm ngườiBách Việt nằm tiếp giáp lãnh thổ Trung Hoa về phía Nam và đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽkhông chỉ về văn hóa, mà còn về chính trị, kinh tế và không ít lần xảy ra giao tranh quân sựvới “gã khổng lồ phương Bắc”. Vị trí gần gũi cùng lịch sử quan hệ lâu dài với nhiều va chạmlà cơ sở cho quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam, Vân Nam với Trung Hoa; tuynhiên, kết quả của quá trình ấy tại hai nơi không hề giống nhau. Trong khi Vân Nam sau cùngbị Hán hóa sâu sắc và đánh mất chủ quyền, hoàn toàn trở thành lãnh thổ trực thuộc TrungQuốc, thì Việt Nam, tuy chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Hán, nhưng rốt lại vẫn giữ được độclập và một nền văn hóa riêng biệt. Câu hỏi đặt ra, đâu là căn nguyên đưa đến hai kết quả khácbiệt này trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoa của Việt Nam và Vân Nam? Có thể xem FitzGerald là nhà nghiên cứu tiên phong và đào sâu nhất về vấn đề này.Công trình The Southern Expansion of The Chinese People: Southern Fields andSouthern Ocean của ông xuất bản năm 1972 đã đối chiếu diễn biến lịch sử của Việt Namvà Vân Nam trong tương quan với Trung Quốc để đánh giá trên bình diện sự kiện lựa ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược tiếp biến của Việt Nam và Vân Nam trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoa TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 1 (2021): 55-68. Vol. 18, No. 1 (2021): 55-68 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* CHIẾN LƯỢC TIẾP BIẾN CỦA VIỆT NAM VÀ VÂN NAM TRONG LỊCH SỬ GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI TRUNG HOA Nguyễn Trường Khánh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Trường Khánh – Email: donghuy.mythien@gmail.com Ngày nhận bài: 28-9-2020; ngày nhận bài sửa: 01-11-2020, ngày chấp nhận đăng: 21-01-2021TÓM TẮT Là hai vùng đất cùng kế thừa di sản văn hóa Bách Việt và trải qua lịch sử giao lưu tiếp xúcđầy biến động với văn hóa Trung Hoa trên nhiều phương diện, tuy nhiên, lịch sử đã thể hiện hai dântộc cư trú trên hai xứ sở mà ngày nay là Việt Nam và Vân Nam trong quá khứ đã có những lựa chọnứng xử rất khác nhau với “gã khổng lồ” phương Bắc, và biểu hiện cuối cùng chính là hai kết cụchoàn toàn khác biệt: trong khi Việt Nam vẫn giữ được văn hóa gốc và nền độc lập của mình, thì VânNam giờ đây là một phần trong lãnh thổ của Trung Quốc và gần như đã bị Hán hóa. Bài viết thôngqua vận dụng lí thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa của D. Redpield, R. Linton và M. J. Herskovits,cùng quan niệm của J. W. Berry về “các chiến lược tiếp biến văn hóa” và lí luận bản sắc văn hóacủa S. Hall như một nỗ lực hướng tới tìm hiểu kiểu chiến lược tiếp biến đưa đến hai sự lựa chọn vàhai kết quả khác nhau ấy giữa Việt Nam và Vân Nam trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoagiai đoạn thế kỉ III TCN đến thế kỉ XIII. Từ khóa: Việt Nam; Vân Nam; chiến lược tiếp biến; Trung Hoa; giao lưu văn hóa1. Giới thiệu Vùng đất ngày nay là tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trong lịch sử từng có nhiều têngọi khác nhau, như Điền Quốc, Nam Trung, Nam Chiếu, Đại Lý, gắn với những giai đoạnnơi đây còn là một xứ sở độc lập, hay tương đối tự trị. Vì có nhiều tên gọi như vậy, trong bàiviết này, chúng tôi lựa chọn cách gọi Vân Nam, tức danh xưng hành chính ngày nay củavùng đất này, làm cách gọi đại diện để khảo sát quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa cưdân nơi này với tộc Hán của Trung Hoa. Tương tự, chúng tôi sẽ dùng cách gọi Việt Nam,cũng là một tên gọi ngày nay (dù đã xuất hiện từ thời Gia Long), để đại diện cho dân tộcViệt Nam trong một thời kì lịch sử từ kỉ Bắc thuộc cho đến buổi đầu thời Trần ở thế kỉ XIII.Và cũng vậy, khái niệm “Trung Hoa” dùng làm cách gọi đại diện cho dân tộc Trung Quốcxét trong giai đoạn diễn ra mối quan hệ văn hóa đồng thời với Việt Nam lẫn Vân Nam trongtâm thế ba thực thể văn hóa độc lập, tức khi Vân Nam chưa bị chiếm đóng hoàn toàn, tươngứng từ thời Tần mạt Hán sơ ở thế kỉ III TCN cho đến buổi đầu thời Nguyên thế kỉ XIII.Cite this article as: Nguyen Truong Khanh (2021). Acculturation Strategies of Vietnam and Yunnan in culturalexchanges with China. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(1), 55-68. 55Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 55-68 Xem xét Vân Nam của thế kỉ XIII trở về trước, trước khi vùng đất này bị thôn tính vàsáp nhập về Trung Quốc, cả Việt Nam và Vân Nam đều là những quốc gia thuộc nhóm ngườiBách Việt nằm tiếp giáp lãnh thổ Trung Hoa về phía Nam và đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽkhông chỉ về văn hóa, mà còn về chính trị, kinh tế và không ít lần xảy ra giao tranh quân sựvới “gã khổng lồ phương Bắc”. Vị trí gần gũi cùng lịch sử quan hệ lâu dài với nhiều va chạmlà cơ sở cho quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam, Vân Nam với Trung Hoa; tuynhiên, kết quả của quá trình ấy tại hai nơi không hề giống nhau. Trong khi Vân Nam sau cùngbị Hán hóa sâu sắc và đánh mất chủ quyền, hoàn toàn trở thành lãnh thổ trực thuộc TrungQuốc, thì Việt Nam, tuy chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Hán, nhưng rốt lại vẫn giữ được độclập và một nền văn hóa riêng biệt. Câu hỏi đặt ra, đâu là căn nguyên đưa đến hai kết quả khácbiệt này trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoa của Việt Nam và Vân Nam? Có thể xem FitzGerald là nhà nghiên cứu tiên phong và đào sâu nhất về vấn đề này.Công trình The Southern Expansion of The Chinese People: Southern Fields andSouthern Ocean của ông xuất bản năm 1972 đã đối chiếu diễn biến lịch sử của Việt Namvà Vân Nam trong tương quan với Trung Quốc để đánh giá trên bình diện sự kiện lựa ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiến lược tiếp biến Giao lưu văn hóa Di sản văn hóa Bách Việt Bản sắc văn hóa Việt Nam Dồn dân cộng cưTài liệu có liên quan:
-
15 trang 269 0 0
-
Tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh: Nghiên cứu môi trường văn hóa Trung Quốc
30 trang 179 0 0 -
Giữ gìn tiếng Việt trong sáng chính là làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam
10 trang 149 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
17 trang 120 0 0 -
82 trang 86 0 0
-
Quan niệm thời trung đại về giá trị của văn chương
8 trang 68 0 0 -
Một vài suy nghĩ về biến đổi văn hóa
4 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 52 1 0 -
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 51 0 0 -
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ĐH Phạm Văn Đồng
125 trang 50 0 0
Tài liệu mới:
-
Chuyên đề II: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
3 trang 0 0 0 -
14 trang 1 0 0
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng
3 trang 0 0 0 -
3 trang 1 0 0
-
giáo án vật lý 11 - định luật ôm đối với các loại mạch điện
5 trang 1 0 0