Danh mục tài liệu

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Bài học về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên hiện nay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.85 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Bài học về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên hiện nay", tác giả xin giới thiệu một trong năm điều kỳ diệu góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, khái quát một cách cơ bản về bài học lịch sử từ đó vận dụng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Bài học về giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên hiện nay CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 – BÀI HỌC VỀ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thanh Trạng* - ThS. Lương Thị Hoài Thanh Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Email*: nttrang@ctump.edu.vn Tóm tắt: Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, một mốc sonchói lọi của lịch sử dân tộc và là niềm tự hào của Nhân dân ta. Cuộc chiến đi qua, nhưng nhiềuđiều kỳ diệu của nó còn ở lại. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin giới thiệu một trong năm điềukỳ diệu góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, khái quát một cách cơ bản về bài học lịchsử từ đó vận dụng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Điện Biên Phủ, 1954, giáo dục lòng yêu nước, sinh viên, hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thốngvẻ vang của dân tộc; từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và khả năng đánh giá tình hìnhthực tiễn, cũng như lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ NguyênGiáp; từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng vươn tới độc lập, tựdo cho Nhân dân. Việt Nam sau năm 1945 phải đối mặt với vô vàn thách thức, khó khăn,hình ảnh “ngàn cân treo sợi tóc” là thực tế cách mạng nước ta lúc bấy giờ, giặc đói, giặcdốt, giặc ngoại xâm là những vấn đề đặt ra đối với chính quyền non trẻ của ta. Tuy nhiên,với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định khôngchịu làm nô lệ”, toàn thể Nhân dân Việt Nam đồng lòng thực hiện Lời kêu gọi toàn quốckháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc chiến trường kỳ, gian khổ vớiniềm tin tất thắng. Cả dân tộc lại bước tiếp vào cuộc chiến với đường lối kháng chiến toàndân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, quân và dân ta đã kiên cường làm thấtbại nhiều chiến lược quân sự quan trọng của thực dân Pháp. Giờ đây, cuộc chiến đã lùi xa vào lịch sử, mọi sự mất mát, đau thương cũng đãdần dịu đi bởi thời gian. Song chúng ta hãy tin tưởng rằng, chiến thắng Điện Biên Phủđã minh chứng rõ cho chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dân tộc ta dù là mộtdân tộc nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do khi bịxâm lược và đô hộ. Bên cạnh đó, chiến thắng Điện Biên Phủ có đã cho chúng ta thấy,dù chúng ta là nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nhưng nếu có một Đảng chân chínhlãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy sức mạnh toàn dân tộc,tranh thủ sự ủng hộ của Nhân dân trên thế giới thì nhất định sẽ đánh bại mọi sự xâmlược của kẻ thù, dù kẻ thù đó có lớn hơn ta gấp nhiều lần. 403 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Chiến dịch Điện Biên Phủ - Trận đánh liên tục dài ngày nhất trong lịchsử chiến tranh1 Trong 6 năm của cuộc kháng chiến trước đó (1946 - 1952) các trận đánh lớn củacả 2 bên đều mở đầu từ cuối mùa thu sang mùa đông rồi thu quân về trước mùa hè (làmùa mưa). Nhưng năm 1953 mùa thu đã qua, mùa đông sắp hết mà phần lớn quân chủ lực củaViệt Nam vẫn còn án binh bất động. Các đại đoàn chủ lực vẫn còn dấu quân. Mãi đếntrung tuần tháng 11 đơn vị đầu tiên mới bắt đầu xuất quân lên hướng Tây Bắc, Bộ chỉ huyViệt Nam cũng chưa ai nghĩ tới sẽ có một trận đánh tại Điện Biên Phủ và cả bên Bộ chỉhuy của Pháp: Tướng Navarre, Cogny cũng đều hướng trận đánh sẽ diễn ra ở nơi khác. Thời điểm này Bộ Chỉ huy Pháp cũng không tính trước được rằng sẽ đổ quânxuống Điện Biên Phủ. Phía Bộ Tư lệnh quân đội Việt Nam cũng chỉ dự báo rằng sẽ cónhững trận đánh lớn ở khu vực 2 tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam (Sơn La, Lai Châu) và ởthượng Lào. Theo hồi ký của Tướng 4 sao Navarre - Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở ĐôngDương, 18 giờ 15 phút ngày 20/11/1953 ông ta nhận được một bức điện mật cho biết:Đại đoàn 316 của Việt Nam bắt đầu hành quân lên hướng Tây Bắc. Ông ta vội vàng ralệnh ném 6 tiểu đoàn lính dù xuống Điện Biên Phủ vào hai ngày 21 và 22/11/1953 nhằmbảo vệ cho thượng Lào và chặn đường quân ta sang Lào đánh chiếm Luang Prabanghoặc tỉnh lị Lai Châu. Quân Pháp nhảy dù chiếm được Điện Biên Phủ không mấy khó khăn, chúng rútquân từ Lai Châu về co cụm ở Điện Biên Phủ. Ngày 26/11/1953 Cogny công bố ý định sẽ tổ chức phòng ngự, tăng cường lựclượng củng cố Điện Biên Phủ vững chắc để đón đánh quân ta tại lòng chảo này. Binh sĩPháp xây dựng cấp tốc sân bay Mường Thanh nằm ở trung tâm Điện Biên Phủ, cho látthêm ghi sắt để máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những trung tâm đề kháng đượccấp tốc xây dựng. Một tập đoàn cứ điểm nhanh chóng hoàn thành. Các phương tiện, vũkhí chiến tranh, xe tăng thiết giáp, đại bác hạng nặng... được ...

Tài liệu có liên quan: