Danh mục tài liệu

Chính sách bảo mật quyền riêng tư của một số ví điện tử tại Việt Nam hiện nay

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chính sách bảo mật quyền riêng tư của một số ví điện tử tại Việt Nam hiện nay" phân tích thực trạng ví điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua và chính sách bảo mật quyền riêng tư của một số ví điện tử. Nghiên cứu cũng đi sâu làm rõ những vấn đề tồn tại, hạn chế trong các chính sách này đối với việc thu thập, xử lý và khai thác thông tin dữ liệu; từ đó đề xuất khuyến nghị cho các doanh nghiệp vận hành ví điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách bảo mật quyền riêng tư của một số ví điện tử tại Việt Nam hiện nay CHÍNH SÁCH BẢO MẬT QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA MỘT SỐ VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Ths. Ngô Thị Hải Xuân Khoa Kinh Doanh Quốc Tế - Marketing, Trường Kinh Doanh, Đại học Kinh Tế TP.HCMTÓM TẮT:Một trong những công cụ thanh toán của hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt đượcngười tiêu dùng Việt Nam ưu chuộng là ví điện tử bởi tính tiện lợi và những lợi ích mà nó đemlại. Trong quá trình sử dụng, chính sách bảo mật quyền riêng tư của ví điện tử là một vấn đềquan tâm hàng đầu không chỉ của người dùng mà còn của các doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực công nghệ tài chính (Financial Technology – Fintech). Bài viết phân tích thực trạngví điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua và chính sách bảo mật quyền riêng tư của một số víđiện tử. Nghiên cứu cũng đi sâu làm rõ những vấn đề tồn tại, hạn chế trong các chính sách nàyđối với việc thu thập, xử lý và khai thác thông tin dữ liệu; từ đó đề xuất khuyến nghị cho cácdoanh nghiệp vận hành ví điện tử.Từ khóa: Chính sách bảo mật, Dữ liệu, Ví điện tửSUMMARY:One of the non-cash payment methods favored by Vietnamese consumers is Electronic wallet(e-wallet) because of the convenience and benefits it brings. In the process of using, the privacypolicy of e-wallets is a top concern not only for consumers but also companies doing in thefield of financial technology (Fintech). The article analyzes the use of e-wallets in the recentyears and privacy policy of some e-wallets in Vietnam. The study also delves shortcomingsand limitations in these policies that hinder the collection, processing and exploitation of data;from there, proposes recommendations for enterprises.Keywords: Privacy policy, data, E-walletNỘI DUNG1. Giới thiệuHiện nay, hình thức thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ởcác quốc gia phát triển mà cả những quốc gia đang phát triển. Theo World Payments Report 4922023, tốc độ tăng trưởng dự tính của hình thức thanh toán này tăng ở tất cả các khu vực trênthế giới so với năm 2022, trong đó tăng cao nhất là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương 23,7%với khối lượng giao dịch là 637,1 tỷ USD; đứng thứ hai là Châu Mỹ La Tinh 15,8% với khốilượng giao dịch 106,1 tỷ USD; kế tiếp là Trung Đông; Châu Âu và cuối cùng là khu vực BắcMỹ.Bảng 1. Tăng trưởng khối lượng giao dịch bằng hình thức thanh toán không tiền mặt của Thếgiới Nguồn: World Payments Report 2023Tại Việt Nam, người tiêu dùng đang thích nghi nhanh chóng với hình thức thanh toán khôngtiền mặt, đặc biệt là từ đại dịch Covid-19. Theo một nghiên cứu Visa (2022), 90% người tiêudùng Việt Nam thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt trong năm 2022, nhiều hơn mức77% của năm 2021. Người tiêu dùng Việt Nam có thể chọn lựa nhiều phương tiện thanh toánđiện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR,POS (viết tắt của chữ Point of Sale), ... khi thực hiện các giao dịch thương mại cho những sảnphẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu đến các sản phẩm xa xỉ.Từ số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), trong 5 tháng đầu năm 2023, giaodịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 52,35% về số lượng, qua kênh Internet tăng 75,54%về số lượng và 1,77% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đối với hình thức thanh toán quakênh điện thoại di động tăng tương ứng 64,26% và 7,65%; qua phương thức mã QR tăng tươngứng 151,14% và 30,41% so với cùng kỳ năm 2022. 493Việc xây dựng chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân người dùng là một yêu cầu bắt buộc nhằmbảo vệ quyền lợi của người sử dụng và doanh nghiệp Fintech. Nghị định số 13/2023/NĐ-CPvề bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1-7-2023 ra đời đã giúp hoàn thiện hơn hành langpháp lý cho vấn đề này.Bài viết chỉ tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam và chínhsách bảo mật quyền riêng tư của một số ví điện tử đứng đầu thị trường hiện nay nhằm đánh giánhững vấn đề tồn tại, hạn chế trong các chính sách này và gợi mở một số khuyến nghị cho cácdoanh nghiệp.2.Phương pháp nghiên cứu và số liệu- Phương pháp nghiên cứu diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tíchđược sử dụng nhằm nghiên cứu thực trạng ví điện tử tại Việt Nam cũng như đánh giá chínhsách bảo mật quyền riêng tư của các doanh nghiệp kinh doanh ví điện tử.- Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp: thông tin và số liệu của NHNN Việt Nam, World PaymentsReport, Decision Lab, Visa,...; các văn bản pháp luật và trang điện tử của một số ví điện tử tạiViệt Nam năm 2023.3. Kết quả nghiên cứu3.1 Thực trạng ví điện tử tại Việt Nam hiện nayTheo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2 ...

Tài liệu có liên quan: