Chính sách pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay hỏi và đáp: Phần 2
Số trang: 58
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.59 MB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 tài liệu cung cấp cho người đọc các kiến thức: Chính tài liệu tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, chính tài liệu bảo trợ xã hội, quản lý nhà nước về người khuyết tật. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay hỏi và đáp: Phần 2 hỗ trợ người khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. - Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. - Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật. Mục 6. Chính sách tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông Câu 59. Thế nào là tiếp cận? Trả lời: Theo Điều 2 Luật Người khuyết tật, Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng thuận lợi công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác để có thể hòa nhập cộng đồng. Câu 60. Pháp luật quy định như thế nào trong việc xây dựng và cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng để đảm bảo quyền tiếp cận của người khuyết tật? 59 Trả lời: Theo Điều 39 Luật Người khuyết tật, việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người khuyết tật tiếp cận. Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy định tại Điều 40 của Luật Người khuyết tật . Câu 61. Hãy cho biết lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng để đảm bảo quyền tiếp cận của người khuyết tật? Trả lời: Theo khoản 1, 2 Điều 40 Luật Người khuyết tật, lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng như sau: Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật: - Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; 60 - Nhà ga, bến xe, bến tàu; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; - Cơ sở giáo dục, dạy nghề; - Công trình văn hóa, thể dục, thể thao. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp nêu trên phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Câu 62. Pháp luật quy định như thế nào về việc tham gia giao thông của người khuyết tật? Trả lời: Theo Điều 41 Luật Người khuyết tật, phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó. 61 Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ. Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Câu 63. Người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được hưởng những ưu đãi cụ thể nào? Người khuyết tật phải làm gì để được hưởng những ưu đãi đó? Trả lời: * Theo Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật: Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được cung cấp và sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. 62 Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt chạy theo tuyến nội tỉnh, liên tỉnh. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng các phương tiện sau: - Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay nội địa; - Giảm tổi thiểu 25% đối với tàu hoả nội địa, tàu điện nội địa; tàu thuỷ nội địa, xe khách nội tỉnh, xe khách liên tỉnh chạy theo tuyến. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để thực hiện miễn giảm giá vé và giá dịch vụ người khuyết tật cần xuất trình giấy xác nhận khuyết tật. Câu 64. Hãy cho biết điều kiện tham gia giao thông của người khuyết tật điều khiển xe cơ giới? Trả lời: Theo mục II Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BCABGTVT ngày 28/12/2007 63 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay hỏi và đáp: Phần 2 hỗ trợ người khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. - Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. - Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật. Mục 6. Chính sách tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông Câu 59. Thế nào là tiếp cận? Trả lời: Theo Điều 2 Luật Người khuyết tật, Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng thuận lợi công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác để có thể hòa nhập cộng đồng. Câu 60. Pháp luật quy định như thế nào trong việc xây dựng và cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng để đảm bảo quyền tiếp cận của người khuyết tật? 59 Trả lời: Theo Điều 39 Luật Người khuyết tật, việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người khuyết tật tiếp cận. Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy định tại Điều 40 của Luật Người khuyết tật . Câu 61. Hãy cho biết lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng để đảm bảo quyền tiếp cận của người khuyết tật? Trả lời: Theo khoản 1, 2 Điều 40 Luật Người khuyết tật, lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng như sau: Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật: - Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; 60 - Nhà ga, bến xe, bến tàu; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; - Cơ sở giáo dục, dạy nghề; - Công trình văn hóa, thể dục, thể thao. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp nêu trên phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Câu 62. Pháp luật quy định như thế nào về việc tham gia giao thông của người khuyết tật? Trả lời: Theo Điều 41 Luật Người khuyết tật, phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó. 61 Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ. Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Câu 63. Người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được hưởng những ưu đãi cụ thể nào? Người khuyết tật phải làm gì để được hưởng những ưu đãi đó? Trả lời: * Theo Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật: Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được cung cấp và sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. 62 Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt chạy theo tuyến nội tỉnh, liên tỉnh. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng các phương tiện sau: - Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay nội địa; - Giảm tổi thiểu 25% đối với tàu hoả nội địa, tàu điện nội địa; tàu thuỷ nội địa, xe khách nội tỉnh, xe khách liên tỉnh chạy theo tuyến. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để thực hiện miễn giảm giá vé và giá dịch vụ người khuyết tật cần xuất trình giấy xác nhận khuyết tật. Câu 64. Hãy cho biết điều kiện tham gia giao thông của người khuyết tật điều khiển xe cơ giới? Trả lời: Theo mục II Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BCABGTVT ngày 28/12/2007 63 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách pháp luật Người khuyết tật Quản lý nhà nước Chính sách bảo trợ xã hội Công trình công cộng Chính sách tiếp cận nhà chung cưTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 426 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 408 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 341 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 328 0 0 -
2 trang 300 0 0
-
197 trang 282 0 0
-
17 trang 282 0 0
-
3 trang 281 6 0
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Thư viện Tổng hợp
27 trang 258 0 0 -
42 trang 210 0 0