Danh mục tài liệu

Chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu - một số vấn đề bàn luận

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.09 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích thực trạng chính sách tín dụng thương mại của NHNN đối với lĩnh vực xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua; chỉ rõ những khó khăn, thách thức trong tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu - một số vấn đề bàn luậnKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU - MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN TS. Trần Thị Lan Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Hoàng Gia Huy Lớp K61 - Anh 01 - CLCTC - Đại học Ngoại Thương TÓM TẮT: Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có sự pháttriển mạnh mẽ, trở thành trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Việc ban hành cơ chế,chính sách tạo thuận lợi, thúc đẩy xuất khẩu luôn là định hướng ưu tiên của nước ta. Theođó, với ngành ngân hàng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội tiếp cận vớinguồn vốn vay, với chi phí lãi vay phù hợp,… Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đãban hành cơ chế, chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực này. Đánh giá về tính hiệu lực, hiệuquả của chính sách này có thể thấy: mặc dù đã có những tác động tích cực trong việc tháogỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận vốn vay ngân hàng đồngthời giảm chi phí lãi vay, tuy nhiên, hiệu quả của chính sách còn nhiều hạn chế. Bài viếttập trung phân tích thực trạng chính sách tín dụng thương mại của NHNN đối với lĩnh vựcxuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua; chỉ rõnhững khó khăn, thách thức trong tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu, trêncơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị. Từ khóa: chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, xuất khẩu. 1. MỞ ĐẦU. Sau 37 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn. Trong thời kỳ thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịchCovid - 19, Việt Nam vẫn duy trì được mức xuất siêu và mức tăng trưởng dương về xuấtnhập khẩu. Bên cạnh những những kết quả đáng ghi nhận, hoạt động xuất khẩu của ViệtNam cũng còn nhiều hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ:đặc biệt là sự sụt giảm mạnh mẽ về cầu hàng hóa dịch vụ do các thị trường xuất khẩu chủlực khủng hoảng kinh tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu khác và nhữnghạn chế nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam,... Trong nhiều thách thức, bài toán khókhăn về tiếp cận và sử dụng vốn vay và áp lực chi phí lãi vay đang là một trong những vấn318Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”đề được đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, đứng trên góc độ vĩ mô, việc thực thi có hiệu quảchính sách tín dụng của NHNN Việt Nam nhằm hỗ trợ khu vực xuất khẩu là vô cùng cầnthiết. 2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến tín dụng thúc đẩy lĩnh vực ưu tiên nói chungvà lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng cũng được một số nhà nghiên cứu quan tâm, trong đócác nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đốivới các doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan gồm: NguyễnCảnh Hiệp [6], trong nghiên cứu của mình đã làm rõ vai trò của chính sách tín dụng xuấtkhẩu của Nhà nước và thực tiễn triển khai qua hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) - nghiên cứu này không đề cập đến nội dung chính sách tín dụng thương mại đốivới lĩnh vực xuất khẩu; Nhóm các nghiên cứu về chính sách tín dụng của NHNN ViệtNam đối với lĩnh vực ưu tiên có thể kể đến các tác giả Nguyễn Đức Lệnh [7], Nguyễn PhiLân [8] - các tác giả phân tích vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, đồng thời đưa ra một số đánh giá về tác độngcủa chính sách tín dụng của NHNN đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, một số tác giả nghiêncứu và đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tuy nhiên theohiểu biết của tác giả, có rất ít công trình nghiên cứu phân tích cụ thể những vấn đề cơ bảnvề chính sách tín dụng của Ngân hàng trung ương đối với hoạt động xuất khẩu. thực tiễntriển khai ở Việt Nam và chỉ ra những vướng mắc cần tháo gỡ. Đây là khoảng trống đểchúng tôi triển khai nghiên cứu này. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tínhcơ bản chủ yếu như thu thập các dữ liệu đã được công bố, các công trình khoa học có liênquan đến chủ đề,… và kết hợp một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như: tổnghợp, thống kê, phương pháp chuyên gia,… 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng Nhà nước đối với lĩnh vực xuất khẩucủa Việt Nam. Chính sách tín dụng là một nội dung quan trọng trong chính sách tiền tệ của Ngânhàng trung ương (NHTW). Chính sách tín dụng với nội dung gồm: các quy định của NHTWvề hoạt động tín dụng, các cơ chế chính sách về tín dụng, về lãi suất, các chương trình tíndụng của NHTW,… nhằm định hướng hoạt động tín dụng và thông qua đó đạt được cácmục tiêu của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Ở Việt Nam, cùng với việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chínhphủ xác định rõ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu, bên cạnh việc ban hành chính 319Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”sách tín dụng nói chung, đối với lĩnh vực xuất khẩu, NHNN Việt Nam cũng xây dựng, banhành chính sách riêng nhằm thúc đẩy hoạt động này. Cụ thể: - NHNN ban hành cơ chế chính sách cho vay đối với lĩnh vực xuất khẩu: Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạtđộng cho vay của tổ chức tín dụng, ...

Tài liệu có liên quan: