Danh mục tài liệu

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống các trường đại học công lập địa phương của Việt Nam hiện nay

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 599.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết chứng minh rằng mặc dù hệ thống các quy định và văn bản quy phạm pháp luật về tự chủ đại học đã tương đối hoàn chỉnh và chi tiết, nhưng các trường đại học công lập địa phương của Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí cụ thể theo quy định. Bài viết tập trung phân tích chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống các trường đại học công lập địa phương của Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống các trường đại học công lập địa phương của Việt Nam hiện nay CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NĂNG LỰC THỰC TẾ CỦA HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Mậu Hùng Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết chứng minh rằng mặcdù hệ thống các quy định và văn bản quy phạm pháp luật về tự chủ đại học đã tươngđối hoàn chỉnh và chi tiết, nhưng các trường đại học công lập địa phương của ViệtNam vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí cụ thể theo quy định. Trong số này,khâu yếu nhất của các cơ sở giáo dục đại học công lập địa phương của Việt Nam chínhlà mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trên các phương diện học thuật, tài chính, vànhân sự. Chính vì thế, các giải pháp được ưu tiên nhất hiện nay là phải có một hệthống khái niệm và văn bản quy phạm pháp luật thống nhất dành riêng cho các trườngđại học công lập địa phương bên cạnh việc quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới để xácđịnh lại chức năng, vai trò, và sứ mệnh của các loại hình cơ sở giáo dục đại học. Mặcdù vậy, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cả về số lượng lẫn chất lượng, chuyển mô hìnhđào tạo sang hướng ứng dụng thực tế, và tăng cường hợp tác quốc tế được xem là chìakhóa thành công đối với các trường đại học công lập địa phương của Việt Nam trongthời gian tới. Từ hóa: chính sách, tự chủ đại học, năng lực thực tế, trường đại học công lậpđịa phương, Việt Nam Abstract State policies on university autonomy and actual capacity of Vietnam’scurrent system of local public universities By qualitative and quantitative methods, the article proves that althoughVietnam’s system of regulations and legal documents on university autonomy isrelatively complete and detailed, it still needs to be continuously supplemented,modified, and updated to serve as the legal basis for the operation of the governancemodel under the autonomous mechanism of the entire higher education system.Similarly, even though Vietnam’ local public universities have been given priority toinvest in the first tier of localities, they have not been able to fully meet the specificcriteria as prescribed by the latest laws on university autonomy. Of these, the weakestelement of Vietnam’s local public higher education institutions is the governancemodel under the mechanism of autonomy in terms of academics, finance, andpersonnel. For this reason, today’s most preferred solutions are to have a unifiedsystem of concepts and legal documents for local public universities in addition to there-planning of the entire network to redefine the functions, roles, and missions ofdifferent types of higher education institutions. However, standardizing facultymembers in terms of both quantity and quality, transferring the training model topractical application, and strengthening international cooperation are seen as the key tosuccess for Vietnam’s local public universities in the coming time. 41 Key words: state policy, university autonomy, actual capacity, local publicuniversity, Vietnam 1. Đặt vấn đề Theo Khoản 11, Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáodục đại học (Luật số: 34/2018/QH14) hay còn thường được gọi là Luật số:34/2018/QH14, quyền tự chủ là quyền của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đượctự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện các mục tiêu đã đề ra cũng nhưtự quyết định và có trách nhiệm giải trình các hoạt động chuyên môn, học thuật, tổchức, nhân sự, tài chính, tài sản, và các hoạt động khác của mình đối với tất cả các bênliên quan trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật và năng lực thực tế hiện cócủa các trường.1 Đó chính là quyền tự chủ chung của tất các cơ sở giáo dục đại họchiện hành của Việt Nam xét trên phương diện lý thuyết, còn trong thực tế mỗi loạihình cơ sở giáo dục đại học lại được đầu tư, sở hữu, và vận hành theo những phươngthức khác nhau, nên đồng thời cũng phải được quản trị theo những cơ chế tự chủ khácnhau. Bên cạnh hệ thống các cơ sở giáo dục đại học tư thục về cơ bản đã thực hiện cơchế tự chủ tài chính và tự giải trình bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, thì khókhăn nhất của mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ hiện nay đang đặt ra đối với các cơsở giáo dục đại học công lập vốn thường được nhà nước bao cấp trọn gói. Tuy nhiên,trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học công lập này, bên cạnh các trường đại họccông lập của các cơ quan và bộ ngành trung ương, còn có một hệ thống các cơ sở giáodục đại học công lập địa phương. Mỗi hệ thống như vậy rõ ràng được tổ chức và vậnhành theo những phương thức khác nhau, nên khả năng tự chủ của họ cũng khônghoàn toàn giống nhau. Ví dụ, một trong những vấn đề nổi cộm nhất đang được đặt rahiện nay là phải xây dựng một mô hình quản trị hợp lý theo cơ chế tự chủ cho cáctrường đại học địa phương, cơ chế đầu tư của các tỉnh và thành phố trực thuộc trungương đối với các trường đại học địa phương con cưng của mình, cơ chế hoạt động củaHội đồng trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, cải thiện năng lực đào tạonguồn nhân lực của hệ thống các trường đại học địa phương trong xu thế hội nhậpquốc tế ngày càng mở rộng, tự chủ đại học trong xây dựng chương trình, giáo trình, kếhoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo, tự chủ tuyển sinh,tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, tự chủ trong tổchức bộ máy nhà trường, cơ chế tuyển dụng, quy trình quản lý, quy định sử dụng, vàchế độ đãi ngộ đối với c ...